Huyền Trang trên đường thỉnh kinh - Ảnh Internet.
Nhà sư Huyền Trang họ Trần (600-664), sống vào thời nhà Đường Trung quốc, xuất gia vào năm 12 tuổi (cũng có sách chép 15 tuổi), đọc thông thạo kinh sách nhà Phật, vì nhận thấy kinh sách Phật giáo lúc bấy giờ có nhiều điểm mâu thuẫn, khiến người đọc khó hiểu nên muốn đích thân đi Ấn Độ học tập, thỉnh kinh, sư khởi hành vào đời vua Đường Thái Tông (năm 629) lên đường đi Tây phương cầu pháp.
Ở vào thời ấy việc đi lại rất khó khăn, trải qua bao gian nan nguy hiểm sư tới được thành Vương Xá (Rajagrpha) nằm cạnh sông Hằng (Ganga) kinh đô của nước Ma Kiệt Đà (Magadha), một vương quốc ở phía bắc Ấn Độ. Sư vào học ở Na Lan Đà (Nalanda), một viện Phật học danh tiếng thời bấy giờ, trong khoảng 5 năm học hỏi, sư đạt được nhiều thành tựu ưu việt. Sau 5 năm theo học, Huyền Trang bắt đầu ra ngoài tuần du, đi khắp cả đất nước Ấn Độ. Tiếp theo 4 năm học vấn của sư cơ bản đã hoàn thành, sư quay trở lại tự viện Na Lan Đà, theo lời mời của ngài Giới Hiền (silabhadra), một Luận sư, danh tăng dạy học ở tự viện Na Lan Đà, sư giảng giải các kinh điển Đại thừa, danh tiếng chỉ sau ngài Giới Hiền.
Vào năm 645, năm thứ 19 niên hiệu Trinh Quán nhà Đường, Huyền Trang trở về Trung quốc mang theo 520 rương, 657 bộ kinh Phật Đại, Tiểu thừa, cùng các thư tịch, Phật tượng ông đã thu thập được. Sau khi về nước sư ở chùa Hoằng Phúc, chùa Đại Từ Ân ở Trường An, tổ chức việc dịch kinh sách. Trước sau sư dịch được 73 bộ, hơn 1330 quyển Kinh, Luật, Luận của cả Đại và Tiểu thừa. Nơi phiên dịch do ông chủ trì, tụ tập hơn 20 danh tăng các nơi đảm trách. Ông còn viết bộ "Đại Đường Tây Vực ký" gồm 12 quyển, ghi lại phong thổ, địa lý, con người... của 110 quốc gia mà ông đã đi qua thời bấy giờ, và 28 quốc gia mà ông đã được nghe kể...
Nhà sư Trần Huyền Trang cũng còn được gọi là Đường tăng, Tam Tạng, bộ truyện Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân viết vào thế kỷ thứ XVI đã thần thoại hoá việc đi thỉnh kinh của sư, cùng với các nhân vật Tôn Ngộ Không, Bát Giới, Sa Tăng... đã trở thành một trong những quyển sách kinh điển của nền học thuật Trung quốc. Tên Đường tăng thì ai cũng biết, bởi sư sinh ra và đi thỉnh kinh vào đời nhà Đường, nhưng còn tên Tam Tạng? Theo hệ thống kinh điển Phật giáo "Tam tạng" là để chỉ ba tạng kinh sách của Phật giáo, đó là Kinh tạng (Sùtra pitaka), Luật tạng (Vinaya pitaka), và Luận tạng (Abhidama pitaka). Huyền Trang là người thông hiểu cả ba tạng kinh sách Phật giáo, cho nên người đời đã gọi sư là Tam Tạng.
Cuộc đời của ông này cũng nhiều giai thoại phải không ạ?
Trả lờiXóaThật ra cuộc đời lịch sử của nhà sư này cũng không nhiều giai thoại, có chăng qua ngòi bút của Ngô Thừa Ân mới ly kỳ như thế.
Trả lờiXóaÔng này là một trong những người đi du học đầu tiên ở Trung Quốc, chắc thế. Và ông có phẩm chất của nhà khoa học, muốn đến tận nơi xuất xứ của đạo Phật để học hỏi... anh H nhỉ.
Trả lờiXóaTrước Huyền Trang cũng đã có nhiều nhà sư TQ đi phương Tây cầu Phật pháp, nhưng Huyền Trang là người có công lớn nhật trong việc mang về, dịch và truyền bá kinh sách PG tại TQ. Toro nói đúng trong sư còn có phẩm chất của một nhà khoa học, muốn học hỏi đến nơi đến chốn...
Trả lờiXóaNgày xưa người ta đã biết du học là có lợi có ích thế nào.
Trả lờiXóaEm lại cứ tưởng đời ông ấy khi chưa đi Tây Trúc thỉnh kinh ly kỳ như vậy.
Trả lờiXóaDu học, cũng như đi du lịch, giúp cho con người hiểu biết thêm nhiều điều.
Trả lờiXóa