PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

Cảm nhận Phật giáo. Bài 3.




Truyền bá Phật giáo:

Như chúng ta đã biết, Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn của thế giới. Phật giáo khởi nguyên từ Ấn độ đã hơn 2500 năm nay, có điều lạ là chỉ tồn tại ở Ấn độ khoảng 1700 năm rồi tàn lụi, hiện nay Ấn độ có khoảng trên 80% số dân theo Ấn độ giáo (Hinduism). Tuy nhiên ngay từ rất sớm, Phật giáo đã vượt ra khỏi biên giới của một nước Ấn độ cổ đại du nhập vào một số nước trong khu vực, và phát triển khá rộng rãi ở Châu á như chúng ta đã thấy. Trong sách vở thường hay nhắc đến những từ "Phật giáo Bắc tông, Phật giáo Nam tông", hay "Bắc truyền Phật giáo, Nam truyền Phật giáo". Bắc truyền hay Nam truyền, chính là hướng phát triển, truyền bá của Phật giáo Ấn độ sang các nước khác.

- Phật giáo Bắc truyền:

Theo sách vở chép lại, khoảng thế kỷ thứ 2 Trước công nguyên Phật giáo đã được truyền đi từ miền Bắc Ấn độ, sang khu vựa Tây vực Đại nguyệt thị quốc, rồi từ đó truyền vào Trung quốc khoảng thế kỷ thứ 1 Công nguyên, cũng có những sách vở chép Phật giáo được truyền vào Trung quốc sớm hơn nữa. Tại sao một đất nước có một nền văn hóa ghi chép như Trung quốc cũng không xác định được thời gian Phật giáo đã truyền vào, một trong những nguyên nhân chính là vào thời kỳ Ngụy Tấn (220-589) giữa Phật giáo và Đạo giáo đã diễn ra những cuộc tranh luận để tranh đoạt sự chính thống. Cả 2 bên đều đề cao địa vị tôn giáo của mình nên đã biên đạo ra nhiều truyền thuyết, thần thoại, các giáo đồ Phật giáo ra sức đẩy thời gian Phật giáo truyền vào Trung quốc sớm hơn thực tế, vì vậy thời gian Phật giáo truyền vào Trung quốc đã bị bao phủ một đám mây mù mông lung thần kỳ. Con đường Phật giáo truyền vào Trung quốc là con đường bộ giao thương buôn bán cổ đại, được gọi là Con đường tơ lụa.
Từ Trung quốc Phật giáo được truyền tiếp vào các nước lân cận, vào Việt nam từ khoảng thế kỷ thứ 2, vào Triều tiên, Nhật bản khoảng thế kỷ thứ 6, và vào Tây tạng (Tạng truyền), khoảng thế kỷ thứ 7. Phật giáo Bắc truyền chủ yếu bằng kinh điển Phạn ngữ, là ngôn ngữ cổ đại của Ấn độ được sử dụng chủ yếu trong tầng lớp quý tộc, được gọi là Phạn ngữ hệ Phật giáo, sau khi truyền vào Trung quốc phát triển thành hai hệ thống lớn là Hán ngữ hệ Phật giáo, và Tạng ngữ hệ Phật giáo. Hán ngữ hệ Phật giáo lưu truyền rộng rãi trong khu vực Hán tộc ở trung quốc, và các nước khác như Việt nam, Triều tiên, Nhật bản... Sử dụng Đại tạng kinh (chỉ toàn bộ kinh điển Phật giáo) bằng Hán tự. Tạng ngữ hệ Phật giáo chủ yếu lưu truyền ở các khu vực của dân tộc thiểu số Trung quốc như Tạng, Mông, Thổ, Khương... Mông Cổ, khu vực Siberia, Trung á...

- Phật giáo Nam truyền:

Phật giáo Ấn độ được truyền về hướng Nam khá sớm, khoảng thế kỷ thứ 3 Trước công nguyên Phật giáo đã được truyền đến đảo quốc phía Nam gần với đất nước Ấn độ cổ đại là Sri Lanka, từ Sri Lanka Phật giáo đã được truyền tiếp đến Thái lan cũng trong khoảng thế kỷ thứ 3 Trước công nguyên, đến Miến điện và Cambodia khoảng thế kỷ thứ 5, và Phật giáo từ Thái lan, Cambodia truyền vào Lào thời gian nào không được xác định. Hệ thống kinh điển của Nam truyền Phật giáo thuộc ngôn ngữ Pali, là ngôn ngữ cổ đại Ấn độ được sử dụng trong đại chúng, tương truyền khi còn tại thế Đức Phật đã thuyết giảng trước Tăng chúng bằng ngữ hệ Pali. Ngoài những nước kể trên, Phật giáo cũng truyền vào Mã lai khoảng thế kỷ thứ 8, Indonesia khoảng thế kỷ thứ 5, và cũng đã chiếm vị trí quan trọng, tuy nhiên tại các nước này Phật giáo mất dần ảnh hưởng, hiện nay tôn giáo chính của Mã lai và Indonesia là Hồi giáo.

Bắc truyền Phật giáo chủ yếu thuộc hệ phái Phật giáo Đại thừa, tuy nhiên khi truyền vào các quốc gia, đã kết hợp với hệ tư tưởng của các tôn giáo, tín ngưỡng bản địa hình thành nên một bản sắc Phật giáo riêng biệt, chẳng hạn ở Trung quốc với Đạo giáo và Nho giáo, ở Nhật bản với Thần đạo, ở Việt nam với Đạo mẫu, hay tục Thờ cúng ông bà... Khi du nhập vào Trung quốc, Phật giáo đã tiếp thu và cũng hình thành nên những Tông phái Phật giáo, như Hoa nghiêm tông, Tam luận tông, Thiền tông, Chân ngôn tông, Thiên thai tông, Tịnh độ tông..., các Tông phái này cũng tiếp tục phát triển đến các nước chịu ảnh hưởng của Trung quốc, trong đó phổ biến Tịnh độ tông là tông phái thờ Phật A di đà là vị Giáo chủ cõi Tây phương cực lạc, lấy việc tụng niệm Phật A di đà làm phương tiện giải thoát.

Nam truyền Phật giáo tự xưng là "Nam truyền Thượng tọa bộ Phật giáo", thuộc hệ phái Tiểu thừa, hiện nay ở Sri Lanka Phật giáo được chia thành 3 phái chính là Xiêm la phái, Miến tộc phái, và Mãnh tộc phái, ở Miến điện chia thành 3 phái là Thiện pháp phái, Thụy cầm phái, và Môn phái, ở Thái lan, Cambodia và Lào được chia làm 2 phái là Pháp tương ưng bộ phái, và Đại bộ phái...

Trên đây là những nét cơ bản về sự hình thành của Phật giáo chủ yếu ở Châu á, hiện nay tại các nước Âu, Mỹ... Phật giáo đã bắt đầu đặt nền móng, bắt nguồn có lẽ từ những di dân đến từ các nước có nền văn hóa Phật giáo bấy lâu nay...



9 nhận xét:

  1. Nam mô Bản sư Thích ca Mâu ni Phật, sáng nay là Tết Đoan ngọ, đọc bài này thấy càng ý nghĩa hơn.
    Phật giáo vào TQ có lẽ thời Hán, các chùa Tàu thường có câu đối " Khởi ư Hán, thịnh ư Đường"... tuy nhiên, như bác nói, họ đã đẩy lên thành mông lung thic cũng chịu không biết đâu là mốc chính xác. Ở ta thời Lý thịnh hành do thời Bắc thuộc Phật giáo đã du nhập. Một số chùa cổ vùng Luy Lâu xưa như chùa Dâu, nghe nói từ thế kỷ thứ 2...

    Trả lờiXóa
  2. Thật là dễ hiểu! Bác Hiệp viết những bài như thế này là một cách làm từ thiện rất hay đấy ạ!

    Trả lờiXóa
  3. @Toro, Toro ơi lỗi kỹ thuật, đã delete cái com của Toro, chả là sau khi cài đặt lại máy, thì cái giao diện hơi khác trước, bấm reply com của Toro nó lại vào delete và OK thế là mất tiêu, xin lỗi nhé.
    Có sách vở nói PG vào VN trước cả vào TQ, từ khoảng thế kỷ thứ 2 trước công nguyên, nhưng đa số sách vở nhìn nhận là PG đã vào VN từ ngả TQ khoảng thế kỷ thứ 2 công nguyên, đấy cũng là một dị bản...

    Trả lờiXóa
  4. Aha, từ ngữ PG là làm "công quả" ha TT. Trong cái rừng sách vở PG như đã nói, tôi cố gắng cô đọng lại những gì cốt yếu nhất, Sự hình thành PG (bài 1), hình thành kinh điển (bài 2), Phát triển của PG để có PG như ngày nay (bài 3), tôi dự tính viết thêm một hai bài ngắn nữa, chẳng hạn về cốt yếu của tư tưởng Phật giáo, và về sơ lược của các tôn giáo lớn và phổ biến của nhân loại, không biết có "nổi" không?

    Trả lờiXóa
  5. torovn
    torovn wrote today at 8:12 PM
    Nam mô Bản sư Thích ca Mâu ni Phật, sáng nay là Tết Đoan ngọ, đọc bài này thấy càng ý nghĩa hơn.
    Phật giáo vào TQ có lẽ thời Hán, các chùa Tàu thường có câu đối " Khởi ư Hán, thịnh ư Đường"... tuy nhiên, như bác nói, họ đã đẩy lên thành mông lung thic cũng chịu không biết đâu là mốc chính xác. Ở ta thời Lý thịnh hành do thời Bắc thuộc Phật giáo đã du nhập. Một số chùa cổ vùng Luy Lâu xưa như chùa Dâu, nghe nói từ thế kỷ thứ 2..
    Hihi, đây là cái com của Toro :-))

    Trả lờiXóa
  6. Gửi vào đây tấm ảnh Đức Phật , Marg chụp ở một ngôi chùa ở Hồng Kông . Qua Nhật đến các ngôi đền thường không thấy thờ Phật

    Trả lờiXóa
  7. Chắc tượng Phật này to lắm nên mới chụp hắt từ dưới lên. À, đền bên Nhật là Thần đạo mà, đâu có thờ Phật. Không như ở VN ngộ lắm, nơi đền Hùng thấy tượng Phật chính giữa, một bên là tượng vua Hùng, một bên là tượng Bác Hồ...

    Trả lờiXóa
  8. Đúng rồi tượng Phật này được gọi là The Big Buddha . To và xây trên cao , ngự trên đải sen

    Trả lờiXóa
  9. Góc chụp từ dưới lên thấy lạ và hay (-:

    Trả lờiXóa