PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2009

Lễ hội.

Photobucket

Hầu đồng "đương đại" tại lễ hội Lảnh Gianh 2009. Ảnh ST trên net.

Photobucket

Ảnh 2 và 3 - "Body - art" tại lễ hội Lảnh Giang 2009 (ảnh trên net). Ảnh ST trên net.

Photobucket

 Photobucket

Ảnh 4 và 5 - Thổi khèn và đánh chiêng trống của dân tộc Ede (Dak lak) tại "lễ hội" cà phê ở TP. HCM.

Photobucket



Nghe nói trên đất nước Việt Nam hàng năm có đến cả ngàn lễ hội, từ những lễ hội "truyền thống" như hội Gióng, hội Lim..., lễ hội chọi trâu, đánh vật, lễ hội Bà chúa xứ, Bà thiên hậu ở miền Nam... cho đến lễ hội "đương đại" tôn vinh ly cà phê inox nặng 3 tấn, lễ hội thả diều, hay "lễ hội" chim cá cảnh... từ trung ương, tỉnh thành, cho đến cấp huyện, xã, thôn... đâu đâu cũng thấy tổ chức lễ hội.

Vừa qua trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, mạng internet, thấy có nói đến lễ hội Lảnh Giang tại Hà Nam, nét mới của lễ hội này là đưa nghệ thuật đương đại Body - art (nghệ thuật vẽ trên thân thể) vào lễ hội truyền thống, cũng có người khen, nhưng đa số là người chê. Trước hết xin nói qua về Lảnh Giang, đây là tên một ngôi đền (Lảnh Giang Linh Từ) tọa lạc tại thôn Yên Lạc, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên (Hà Nam) bên bờ hữu ngạn sông Hồng. Đền Lảnh Giang thờ 3 vị tướng thời Hùng Duệ Vương, theo truyền thuyết thì ba vị tướng này đều là thủy thần con của Bát Hải Long Vương. Ba vị tướng thủy thần này có công giúp vua Hùng đánh giặc phương Bắc giữ yên bờ cõi. Tại ngôi đền này cũng còn thờ công chúa Tiên Dung con gái vua Hùng và Chử Đồng Tử. Theo sách sử thì đền Lảnh Giang được xây từ thời Lý.

Hàng năm lễ hội Lảnh Giang bắt đầu từ mùng 2 đến mùng 5, và 20 tháng 8 âm lịch. Phần hội thường có các trò chơi dân gian như đánh vật, đánh cờ người..., còn phần lễ độc đáo nhất là tiết mục hầu đồng, liên tiếp trong 3 ngày đêm diễn ra lễ hội, không lúc nào dứt tiếng nhạc hầu đồng...

Tôi thuộc loại người... ham chơi cho nên rất thích những lễ hội, hễ có dịp là vù ngay đến những lễ hội, nhưng phải nói ngay là gần như thất vọng với những cái bây giờ được gọi là lễ hội. Ngoại trừ một vài lễ hội của các dân tộc thiểu số như lễ hội Rước áo, lễ hội Ka Tê của người Chăm ở Ninh Thuận, còn mang nhiều nét cổ truyền, vậy mà có lần ra Ninh Thuận xem lễ hội Ka Tê, được tiếp chuyện cùng ông Sử Văn Ngọc, một nhà dân tộc học người Chăm, ông cho là lễ hội Ka Tê của dân tộc mình đã mất đi tính truyền thống... Còn đại loại những lễ hội khác thì thực ra chỉ là hội chợ, để bán cà phê, cây cảnh chẳng hạn... Ngay cả một vài lễ hội khác mang tính chất tôn giáo như Bà chúa xứ, Bà thiên hậu... cũng không còn nhiều ý nghĩa tôn giáo nữa... Đã mấy chục năm nhưng tôi không sao quên được tiếng khèn, tiếng chiêng, điệu múa... của người thiểu số Tây nguyên trong lễ đâm trâu, lễ bỏ mả, tết cơm mới... Tiếng khèn, tiếng chiêng, điệu múa ấy phải chính là trong những buổi lễ buôn làng, giữa cộng đồng, giữa núi rừng... Cũng chính những con người ấy, cái khèn, cái chiêng ấy, vậy mà về thành phố lại lạc lõng, mất hút ngay trong những tiếng nhạc, tiếng loa rao hàng ồn ào của một buổi hội chợ...

Đền Lảnh Giang thờ 3 vị Thủy thần, tại lễ hội Lảnh Giang năm nay nghệ thuật đương đại Body - art được thực hiện trên thân thể những con người tham gia trực tiếp vào lễ hội, có lẽ những người tổ chức đã cho là ngày xưa ông cha ta đi biển có tục xâm mình để tránh thủy quái sát hại, và Body - Art có lẽ cũng ná ná như tục xâm mình. Body - art được ra đời trong thập niên 60 của thế kỷ trước ở Mỹ, gắn liền với phong trào Hippy, và cũng cùng một ý nghĩa với phong trào Hippy của giới trẻ Mỹ là phản kháng lại xã hội, khẳng định cái tôi của mỗi con người... Khác với tục xâm mình của cha ông ta khi đi biển là hòa nhập với thiên nhiên, với thần linh (thủy quái hại người xưa cũng được xem là thần linh)... Những hình vẽ trên thân thể của những chàng trai trong lễ hội Lảnh Giang trong tấm hình thứ nhì, cũng mang dáng vẻ của những thổ dân ở Nam Mỹ, Châu Phi, hay Úc Châu... Có gì liên hệ giữa nền văn hóa của ông cha ta và những thổ dân này...?

Cái chính của lễ hội Lảnh Giang là những buổi hầu đồng. Hầu đồng là một hoạt động tín ngưỡng của người Việt xưa trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. Người ngồi đồng là gạch nối giữa Thần linh và Con người. Hầu đồng không phải là nghệ thuật trình diễn để đem lên sân khấu, hầu đồng xưa thực sự là hoạt động tâm linh của con người. Cũng như không gian sống của cồng chiêng là giữa bản làng và núi rừng, trong những buổi lễ đích thực của cộng đồng, không phải những buổi lễ giả danh hợp đồng với công ty du lịch để phục vụ du khách. Không gian sống của hầu đồng là ở những đình đền, trong lễ hội truyền thống, giữa những người nông dân chân lấm tay bùn của làng xã, ở đó con người và thần linh sẽ hòa quyện làm một. Đem hầu đồng lên sân khấu hoành tráng dựng giữa trời, với đèn chiếu sáng laser, với giàn âm thanh khuyếch đại mấy ngàn watt, và với những con người được vẽ vời Body - art, hay như những thổ dân châu Phi, châu Úc... thì hầu đồng chỉ còn là một trò đùa kệch cỡm của sân khấu...

11 nhận xét:

  1. Hì, em có ghé qua roầi, để vìa bên prof coi tiếp !

    Trả lờiXóa
  2. Bây giờ người ta tập trung lại cho đômg gọi là hội còn ý nghĩa lễ không còn mấy nữa.

    Trả lờiXóa
  3. Thế bạn PNH có nghe cái gọi là "tính dân tộc và tính hiện đại", rồi "hội nhập" và "toàn cầu hóa"... trong văn hóa nghệ thuật không?

    Trả lờiXóa
  4. @Comieng, chạy tới chạy lui cho khỏe người he.

    Trả lờiXóa
  5. @bulukhin, tập trung lại có khi cờ bạc lô tô ăn tiền, hichic!

    Trả lờiXóa
  6. @anhkim01, chắc để hôm nào viết nhảm Bà chúa Liễu Hạnh, hay Đức thánh Trần nhập đồng về, thấy anh chàng hippy hay gã thổ dân da đỏ, hoảng hồn "thăng" mất tiêu.

    Trả lờiXóa
  7. @anhkim01, quên, thì chắc đấy là "tính hiện đại trong giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc" (haha, nói vậy có giống như những GSTS đương đại đầy trong xã hội hay phát biểu trong những hội nghị không?), bạn nhìn tấm hình cuối xem, những chàng trai người thiểu số đi dép Nhật trắng (không hiểu sao bây giờ hiện đại gọi là dép... Lào), còn cô gái cũng đi giày trắng, có lẽ đoàn đi lễ hội được trang bị đồng bộ như thế. Trông nó tếu tếu thế nào ấy. Cũng như có lần tôi thấy hình đám rước lễ hội ở làng quê đàng hoàng (ngoài Bắc), mấy anh thanh niên trên khoác áo the, áo gấm nhưng lại mặc quần jean Levis và đi giày Adidas. Khổ thế!

    Trả lờiXóa
  8. Báo chí đã nói nhiều đến chuyện Lễ Hội tổ chức ở VN, đa số là Lễ mà không có Hội..hoặc cũng có kết hợp nhưng không rõ ràng. Thành ra sau những Lễ Hội luôn có nhiều điều băn khoăn như anh đề cập.
    Trái với anh, T không thích xem lễ hội, ngoài những lễ hội truyền thống hằng năm tại Sài Gòn nhân dịp đầu Xuân . Chỉ có vậy .

    Trả lờiXóa
  9. @ngocthuan, lễ hội bây giờ lễ không ra lễ, mà hội cũng chẳng ra hội bạn ạ, cái gọi là lễ hội (ngay cả hội Lim ngoài bắc bây giờ) cũng chỉ còn là một món lẩu thập cẩm. Cái kinh khủng là những người được giao cho làm lễ hội (làm văn hóa), đa phần là không có đủ cái "tầm", và cả cái "tâm" nữa. Người biết thì không bao giờ được làm. Thế đấy!

    Trả lờiXóa
  10. Thật sự mà nói, bây giờ em không thích đi xem lễ hội vì thấy người xem đông mà chương trình lạc lỏng, làm cho có thôi nên thường em coi qua tivi mà còn thấy chán nữa kìa.
    Em nhớ những kỳ lễ hội hồi nhỏ em được xem sao mà vui và hay quá thể, cái không khí và tinh thần lễ hội thật sự hình như không còn nữa rồi........

    Trả lờiXóa
  11. @lanvuive, bây giờ hầu như chỉ còn những lễ hội giả danh, chủ yếu thâu tiền của bá tánh (nhà tài trợ, bán vé vào cửa, những hình thức cờ bạc...), chán thế cô Lan à!

    Trả lờiXóa