PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2009

Tận diệt... chim én.

Photobucket

Chim én bị dính bẫy. Ảnh H.L.


Đấy là cái tựa của một bài trên báo Tuổi Trẻ cách nay một vài ngày. Ở một ấp của tỉnh Đồng Nai vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 7 âm lịch người dân đua nhau đi bẫy chim én. Họ dùng lưới để bắt và mỗi buổi đi bắt như thế một người được một vài trăm con, có bé gái mới 8 tuổi đã được cha cho đi theo học nghề bẫy chim én, và những người dân ấp này bắt được đến vài ngàn con một ngày.

Chim én (không phải chim yến cho món yến sào đắt tiền), thuở nhỏ tôi nghe gọi là chim nhạn, là một loài chim nhỏ nhỉnh hơn chim sẻ đôi chút, là loài chim có ích chuyên ăn côn trùng, sâu bọ hại lúa... Theo kinh nghiệm dân gian cho thấy năm nào chim én xuất hiện nhiều, năm đó ruộng lúa đỡ bị đám rầy nâu, rầy xanh tấn công... Chim én là loài chim đã đi vào văn học, trong truyện Kiều của Nguyễn Du có câu "Mùa xuân con én đưa thoi", và có lẽ từ câu Kiều này có nhiều người cho rằng chim én xuất hiện là báo hiệu mùa xuân, nhưng hình như không phải như thế. Ngay buổi sớm hôm nay, gần cuối tháng 8 tây tôi đã nhìn thấy một đàn chim én cả trăm con bay ríu rít trên bầu trời, và thỉnh thoảng những buổi chiều trước khi sẩm tối trời quang đãng, tôi cũng vẫn thường bắt gặp những bầy chim én như thế trên bầu trời thành phố.

Chim én ngoài cái có ích còn là loài chim dễ thương cho nên chúng cũng xuất hiện trong thơ, nhạc của nhiều nhà thơ, nhạc sĩ xưa nay. Nhưng bây giờ chim én đang bị săn lùng ráo riết. Đi săn chúng là những nông dân, những người dân miền quê nghèo, giá bây giờ một trăm con chim én bắt được bán cho thương lái được đâu khoảng sáu, bảy chục ngàn đồng. Đến mùa một người, một ngày đi bắt cũng được một vài trăm con, đối với người dân quê nghèo là một nguồn lợi đáng kể, bất chấp việc tận diệt chim én như thế, sâu bọ, rầy... lại sinh sôi nảy nở, tha hồ tấn công phá hại mùa màng của họ.

Thỉnh thoảng ghé chùa chiền tôi hay thấy người dân mua chim phóng sinh, có khi là những chú chim sẻ, có khi là chim sắc nâu, cũng có khi là những chú chim én tội nghiệp... những con chim phóng sinh này thường đã bị nhốt mệt lử, cho nên đến khi được phóng sinh cũng chẳng bay đâu xa được, và có lẽ số phận của chúng đến đây là chấm dứt. Tuy nhiên số chim én được mua phóng sinh chắc cũng chẳng là bao, nguồn chim én bắt được vài ngàn con một ngày (có lẽ chẳng phải chỉ có một địa phương Đồng Nai), được thương lái cung cấp cho các quán nhậu, nhà hàng... và trở thành món đặc sản phục vụ cho giới ăn nhậu...

Và đến một lúc nào đó có khi chim én chỉ còn được nhớ lại trong ký ức của vài người...

 

19 nhận xét:

  1. Thương cho những đôi cánh mỏng manh...

    Trả lờiXóa
  2. Trời! Đọc mà thắt cả tim! Trời đất ơi!!!... Hết ý kiến!!!...

    Trả lờiXóa

  3. Lẽ ra chính quyền phải ra lệnh cấm triệt để mới phải! Chính quyền lo chuyện gì đâu không, còn những chuyện như thế này thì bỏ mặc!!!...

    Trả lờiXóa
  4. Bạn PNH à, bây giờ mọi khái niệm đều đổi khác. Ngày trước lười học các cụ bảo dốt nát rồi lớn lên chỉ có đứng đường. Ngày nay phải lót tay cấp trên mới được cầm cái còi toe toe ngoài đường. Ngày trước mò cua bắt ốc bị xem là nghề mạt hạng, nay cua đồng và ốc bưou lên ngôi đặc sản thì người nuôi ốc nuôi cua được vinh danh là sao vàng đất Việt. Người Tràng an thanh lịch ngàn năm văn hiến còn tận diệt cây cổ thụ hàng trăm năm để lấy chỗ kinh doanh thì dân nghèo tận diệt chim yến cũng là sự thường vậy

    Trả lờiXóa
  5. Hồi trước khi chiều về, bầy chim én bay qua thành phố, còn nghe tiếng líu ríu trên cao, còn bây giờ tình cờ thấy được chúng bay ngang trời là may rồi, không nghe được tiếng ríu rít xa xa nữa.
    Tự nhiên nhớ câu hát Tạm biệt chim én xưa...

    Trả lờiXóa
  6. Chim én bây giờ nằm trong ký ức rồi anh . T nhớ hồi nhỏ, đứng trên lầu thượng ,luôn được nhìn cảnh tượng chim én bay từng bầy theo hình chữ V. Bây giờ không còn thấy thì đành phải ngậm ngùi mà hát : Vĩnh biệt chim én xưa...vâng, cái gì của ngày xưa đã thuộc về ngày xưa mất rồi .

    Trả lờiXóa
  7. Zip thì không bao giờ cho rằng cái gì xưa cũng đều phải "được tuyệt chủng, tuyệt diệt". Ở các quốc gia văn minh, ngay cả Nam Hàn ngày xưa còn là nước tiểu nhược thua xa Việt Nam Cộng hòa, ở xứ đó tình trạng săn bắt bừa bãi vẫn xảy ra. Nhưng từ khi trở thành một trong những nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới, họ ra tay bảo vệ di sản và bảo vệ thiên nhiên triệt để, vô cùng triệt để, cực kỳ triệt để.

    Đó là một trong những tiêu chí rõ ràng nhất để phân biệt đâu là văn minh và đâu là mọi rợ!!!

    Trả lờiXóa
  8. @bantamngt, ngay trong thành phố mình thỉnh thoảng tôi vẫn thấy những bầy chim én, dơi bay ríu rít... trên cao, giờ vẫn còn thấy, tình hình cũng chưa đấn nỗi nào nhưng cái kiểu tuyệt diệt như thế này thì nguy quá, đến ve mà người ta cũng còn bắt nhậu nữa là...

    Trả lờiXóa
  9. @ngocthuan, có lần đọc trên báo thấy mấy vị sư Miên ở chùa dơi Sóc Trăng cũng khổ với dân đi bắt dơi về nhậu, chẳng hiểu sao mà dân nhậu cái gì cũng xơi được tất...

    Trả lờiXóa
  10. @zipposgvn, dân Đại Hàn còn có món ăn "truyền thống" giống y dân Việt mình là "Cầy tơ", bởi thế không phải vô ý mà hiện nay khu Phạm Văn Hai Tân Bình, có khu nhà được gọi là "xóm Hàn", bởi tập trung nhiều người Đại Hàn ở đó, mà khu PVH có Ngã 3 Ông Tạ như bạn đã biết, chuyên bán thịt chó.
    Còn chuyện tại sao ở xứ ta lại tệ đến thế, tôi không nghĩ là văn minh tốt hơn mọi rợ, rất nhiều khi những người văn minh lại tàn phá môi trường (nói chung), nhiều hơn là người mọi ở rừng, có lẽ vấn đề ở đây là quản lý, là luật pháp... Xứ người việc quản lý và thi hành luật pháp nghiêm minh và tốt hơn ở ta rất nhiều. Chẳng hạn họ không xả rác ngoài đường, bởi vì bên họ bị bắt gặp xả rác là phạt rất nặng, nên dân sợ, các vấn đề khác cũng thế, lâu dần thành thói quen. Bạn thấy đấy, người ta đi rình bắt (thỉnh thoảng)những kẻ chuyên chở động vật hiếm, nhưng hàng ngày đi qua chỗ đường Ng.T. Minh Khai (dinh Thống Nhất), thì người ta bày bán con cù lần, sóc... gà nước vặt lông tại chỗ, có khi cả đại bàng mà chẳng thấy cơ quan chức năng nào nói gì.

    Trả lờiXóa

  11. Anh Hiệp ạ. Văn minh hay không là do chính bản thân nhóm/ những người cầm quyền có văn minh hay không anh ạ! Luật pháp của một quốc gia nói lên chính trình độ của người cầm quyền quốc gia đó! Đó là cái gốc của vấn đề!

    Zippo khi nhìn nhận vấn đề là nhìn nhận thẳng, không lên án nửa vời, không kêu gọi ỡm ềnh ỡm ờ ỡm ươn như báo chí trong hệ thống truyền thông Việt Nam bấy lâu vẫn làm!

    Trả lờiXóa
  12. Nhân anh nói "món ăn" truyền thống thì Zip cũng nói: Có lẽ đó là món ăn "truyền thống" của dân Hàn? Có thể lắm vì dân Hàn thích ăn thịt chó. Nhưng có sự phân biệt: Đối với dân Nhật, món ăn truyền thống là cá sống. Khi giới thiệu và bành trướng văn hóa ẩm thực của mình, người Nhật tự hào về món shushi. Người Hàn có dám tự hào vế món thịt chó của họ không?

    Khi nói đến văn hóa ẩm thực Việt Nam, người ta nói đến chả cuốn, bánh cốm, phở. Có ai nói đến thịt Cầy cả chục món không!

    Chính vì anh Hiệp dẫn ra bài báo này với sự thương cảm nên Zip cũng đồng cảm với anh Hiệp. Còn khi đã lên án thì lên án tới cùng. Nếu không, cứ bỏ mặc, phớt lờ giống y hệt như đại đa số vẫn cho rằng đó là "chuyện bình thường í mà!" vậy anh Hiệp ạ...

    Trả lờiXóa
  13. Vì có cầu nên mới có cung! Đúng là vì lợi nhuận bây giờ con người có thể làm bất cứ điều gì! :(

    Trả lờiXóa
  14. @Nguyenthuthuy, cung cầu - cầu cung, đó là quy luật, có ông nhậu thì có người cung cấp, đúng là vì lợi nhuận... chỉ có điều chúng ta đang sống trong một xã hội rối loạn, rối loạn nhân cách, rối loạn quản lý, rối loạn luật pháp... một xã hội như thế sẽ ì ạch mãi, không thể tiến được, hụ hụ!

    Trả lờiXóa
  15. @phuongvu, tạm biệt và hẹn gặp lại chớ?

    Trả lờiXóa
  16. bay chim en thi CKim khong biet chu da tung chung kien thay canh nguoi ta bay con dzoi roi . dem xuong khoang 8 den 9 gio toi nguoi ta lay cai luoi giang o bui cay roi dzoi bay vao dzinh trong cia luoi nguoi ta keo xuong bat dzoi ra

    Trả lờiXóa
  17. @chieukim, ở VN con dơi cũng bắt nhậu nữa, ghê thật.

    Trả lờiXóa