PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2009

Chữ nghĩa!

GS-TS Mai Quốc Liên trăn trở và đưa ra giải pháp: Thực tiễn sáng tác và lý luận phê bình hiện nay đòi hỏi phải đặt vấn đề này một cách riết róng, tích cực, tìm giải pháp ở tầm nhìn văn hóa, vừa cụ thể, thiết thực vừa huy động tổng thể văn hóa, từ giáo dục, văn hóa, kinh tế… vào cuộc để nâng văn hóa dân tộc lên và để “cứu nguy” văn hóa dân tộc đang bị xâm hại và mất năng lượng. Nếu không, dù có giàu lên chút ít về kinh tế nhưng ta lại để mất văn hóa dân tộc, mất con người, do đó rất dễ suy thoái, rối loạn

Trên đây là một câu tôi copy từ báo SGGP Online ngày hôm nay (thứ tư 5/8/2009) trên trang Văn hóa Văn nghệ, nói về buổi Hội thảo "Tính dân tộc và tính hiện đại trong văn học, nghệ thuật Việt Nam hiện nay", vào ngày 4/8/2009 tại Hội An, Quảng Nam. Câu này thấy đề là "trăn trở" của GS-TS Mai Quốc Liên. Không rõ đây là một câu "nguyên văn" của vị GS-TS đã nói, hay đây chỉ là những dòng viết lại theo cách hiểu của người viết bài...

Tôi đã đọc đi đọc lại không dưới 10 lần câu nói trên và cố sức để có thể... hiểu được nó, nhưng cuối cùng thì... chịu. Những chữ nghiêng là do tôi đã chuyển thành nghiêng để nhấn mạnh. Thứ nhất là về ý nghĩa của chữ riết róng, nếu tôi nhớ không lầm thì nghĩa của từ này là rỉa rói, tức là cay nghiệt, khắt khe, như người ta hay nói "mẹ chồng riết róng nàng dâu". Đọc nguyên câu thì hiểu vị GS-TS này muốn nói là ráo riết, hoặc cũng có thể hiểu là rốt ráo (đến nơi đến chốn), hai từ hoàn toàn mang ý nghĩa khác. 

Còn câu tiếp theo huy động tổng thể văn hóa, từ giáo dục, văn hóa, kinh tế... Câu này tối nghĩa quá tổng thể văn hóa là gì? Văn hóa là bao gồm giáo dục, khoa học, kinh tế, nghệ thuật... Có một cái gọi là tổng thể văn hóa, trong đó có giáo dục, kinh tế, và cả văn hóa nữa hay không...?

Câu tiếp theo: "để "cứu nguy" văn hóa dân tộc đang bị xâm hại và mất năng lượng". Văn hóa bị xâm hại thì có thể hiểu được, nhưng mất năng lượng là sao? Văn hóa thì CÓ hoặc KHÔNG, chứ không thể là một cơn bão, để mất năng lượng sẽ trở thành áp thấp nhiệt đới.

Và câu cuối cùng: "Dù có giàu lên chút ít về kinh tế, nhưng ta lại để mất văn hóa dân tộc, mất con người, do đó rất dễ suy thoái, rối loạn...". Cũng lại một câu tối nghĩa, ở đây cái gì sẽ suy thoái, rối loạn...? Đạo đức, xã hội, hay con người...?

Chỉ một câu ngắn, rất ngắn của một vị GS-TS hẳn hòi, mà không biết vì lẽ gì, người đọc không sao hiểu nổi...

Ông bạn Bulukhin là người giỏi chữ nghĩa có thể lý giải cho biết vì sao không? Xin đa tạ.

18 nhận xét:

  1. T nghĩ rằng anh Bu sẽ chào thua luôn . Hihi...

    Trả lờiXóa
  2. Em xin đầu hàng không điều kiện. Để em kiếm cái khăn trắng phất lên cho có khí thế đầu hàng cái coi. Kekekeeee.

    Trả lờiXóa
  3. Cái chử cái nghĩa sao rối loạn thế ...thế là mất năng lượng rồi hehehehhehe

    Trả lờiXóa
  4. Thôi đi về lo trộn vữa, cát, ximăng... đây ! Gì chứ chữ nghĩa thì chịu thua!
    À quên, miễn người đừng " mất năng lượng" là được rồi, bác nghe ! Còn cái gì khác " mất năng lượng " thì ...từ từ tính ...

    Trả lờiXóa
  5. @ngocthuan, chưa thấy anh Bu có ý kiến không biết có chào thua không? Hiii!

    Trả lờiXóa
  6. @Lanvuive, phất cờ trắng đầu hàng khí thế hen cô Lan. kekekee!

    Trả lờiXóa
  7. @pguongvu, không phải rối loạn đâu, chắc suy nghĩ của GS-TS cũng phải khác người thường. Heheheee!

    Trả lờiXóa
  8. @bangtamngt, chà, người mà mất năng lượng là nguy lắm đấy. Hihi.

    Trả lờiXóa
  9. Thật ra đoạn văn trên là do phóng viên viết, không phải trích từ văn bản của ông giáo sư nên không biết độ chính xác của nó như thế nào. Ông giáo sư MQL từng là một người văn hay chữ tốt, tôi không nghĩ ông có thể phát biểu những câu chữ rối rắm, sáo rỗng và vô nghĩa như thế.

    Trả lờiXóa
  10. @anhkim01, nếu đúng như bạn Kim không phải GS-TS MQL nói mà của phóng viên viết dựa theo phát biểu của vị GS-TS này, thì chắc cũng phải coi lại trình độ của người viết, và cả người có trách nhiệm ở tờ báo SGGP Online nữa...

    Trả lờiXóa
  11. Ngày 4-8, tại TP Hội An (Quảng Nam), Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương (HĐLLPB VH-NT TƯ) tổ chức hội thảo khoa học toàn quốc “Tính dân tộc và tính hiện đại trong văn học nghệ thuật Việt Nam hiện nay”. Hội thảo có 48 bản tham luận, câu PNH trích dẫn là một phần trong tham luận của GS TS Mai Quốc Liên hiện là Giám đốc trung tâm Quốc học Hội Nhà văn Việt Nam.

    * Để trao đổi với bạn PNH có lẽ chúng ta nên đi vào định nghĩa một số từ mà GS TS Mai Quốc Liên dùng trong đó có từ "riết róng". Ở trang 1334 của Đại từ điển tiếng Việt (ĐTĐTV) thì riết róng là tính từ có nghĩa "chặt chẽ, khắt khe, và gắt gao quá mức trong đối xử". Xem thế, riết róng không hàm nghĩa "rỉa rói và cay nghiệt" như PNH nói. Động từ "rỉa rói" có nghĩa là "nhiếc móc dai dẳng làm cho day dứt đau khổ" (ĐTĐTV tr 1333). Có lẽ ông MQL muốn có một biện pháp cực mạnh trong công tác lý luận phê bình văn học nghệ thuật mà nói ra như vậy, chứ ông không có hàm ý gì xấu.
    * PNH không chấp nhận mệnh đề "…Huy động tổng thể văn hóa, từ giáo dục , văn hóa, kinh tế…" của GS TS Mai Quốc Liên ?
    Để lý giải điều này ta lại phải xem văn hóa là gì. Xin thưa, có khoảng vài trăm định nghĩa về văn hóa. Ở đây Buluk chọn định nghĩa của Từ điển bách khoa Việt Nam, ở trang 798 tập 4 viết: "Văn hóa - toàn bộ những hoạt động sáng tạo và những giá trị của nhân dân một nước, một dân tộc về mặt sản xuất vật chất và tinh thần trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước". Như vậy ông GS MQL viết không chuẩn, ý trùng lặp. Bảo rằng huy động tổng lực đất nước từ giáo dục, kinh tế, văn hóa thì nghe được. Đằng này huy động tổng thể văn hóa trong đó lại có thêm …văn hóa thì câu văn rối rắm và lủng củng.
    * PNH không tán thành khái niệm văn hóa mất năng lượng trong câu "để "cứu nguy" văn hóa dân tộc đang bị xâm hại và mất năng lượng" của Gs MQL.
    Ở đây có hiện tượng phái sinh toàn phần hoặc giao thoa ngôn ngữ mà ta phải thừa nhận. Để khỏi định nghĩa dài dòng Buluk lấy một vài ví dụ: Ai cũng biết mặt bằng là một phần đất đai dùng để xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở như nhà cửa cầu cống…Nhưng ngày nay các nhà kinh tế dùng từ mặt bằng trong tổ hợp : Mặt bằng giá cả, các nhà xã hội học dùng từ mặt bằng trong tổ hợp: Mặt bằng dân trí. Và ai cũng biết giao thoa là hiện tượng hai hay nhiều sóng cùng tần số, tăng cường hay làm yếu lẫn nhau khi gặp nhau tại cùng một điểm. Thế nhưng Giáo sư Đinh Gia Khánh và nhà thơ - thứ trưởng Bộ Văn hóa - Cù Huy Cận viết ở trang 6 phần "Lời nói đầu" của quyển "Các vùng văn hóa Việt Nam" rằng: "Giữa các vùng văn hóa ở cạnh nhau lại có sự giao thoa của các hiện tượng văn hóa". Và cho đến nay chưa thấy một ai công kích ông Khánh và ông Cận. Vậy thì ta cũng chấp nhận ông cho ông Mai Quốc Liên dùng khái niệm năng lượng trong vật lý khi viết: "văn hóa dân tộc bị xâm hại và mất năng lượng".
    * Về câu cuối cùng của GS TS Mai Quốc Liên: " Dù có giàu lên chút ít về kinh tế , nhưng ta lại để mất văn hóa dân tộc, mất con người, do đó rất dễ suy thoái, rối loạn…" . PNH cho câu này tối nghĩa?
    Có thể đặt lại câu của GS MQL như sau: " Dù ta có giàu lên chút ít về kinh tế nhưng lại để mất văn hóa dân tộc, mất con người, dễ suy thoái rối loạn". Ở đây ta là chủ ngữ, động từ suy thoái là vị ngữ, rối loạn là tính từ. Lập luận như thế thì hóa ta suy thoái ? vậy ta là ai, ta là cái gì mà suy thoái. GS MQL viết câu này không đến nỗi quá sai lầm mà đúng là tối nghĩa.

    Bạn PNH thừa biết Buluk là phu lục lộ, cho nên nói ra những điều trên có thể không làm bạn thỏa mãn. Vậy xin các bạn, các bậc thức giả chỉ giáo thêm cho chúng tôi vậy.

    Trả lờiXóa
  12. @Bulukhin, cám ơn bác Bu đã có những phân tích rất cặn kẽ về bài viết nêu trên, và theo như bác Bu nếu đúng đây là tham luận của GS-TS Mai Quốc Liên (tôi đọc được 1 thông tin trên báo Dân Trí Điện Tử thì GS-TS Mai Quốc Liên là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, tôi muốn nhấn mạnh đến những chữ Nghiên cứu Quốc học), thì chỉ một câu ngắn như thế mà đã lủng củng, tối nghĩa. Giả sử đây là một đoạn văn trong một bài văn của một học sinh cấp 3, và bác Bu là giáo viên dạy văn của học sinh đó, bác Bu sẽ phê ra sao trên bài văn và cho bài văn này mấy điểm?. Hì hì.

    Trả lờiXóa
  13. @bulukhin, quên, tôi muốn nói đến từ "giao thoa văn hóa" bác Bu đã nói ở trên, nghĩa của chữ giao thoa theo tôi hiểu là "trao đổi, làm phong phú hay yếu đi", trong từ "giao thoa văn hóa" thì chấp nhận được, chẳng hạn có thể nói "việc giao thoa văn hóa giữa VN và Trung Hoa, đã làm phong phú (hay yếu đi) nền văn hóa của cả 2 nước...", dùng từ mất năng lượng của vật lý trong trường hợp bàn về văn hóa, nếu muốn, cần phải đặt trong ngoặc kép từ "mất năng lượng", và trong câu , thì không cần đóng ngoặc kép chữ "cứu nguy", mà phải đóng ngoặc kép chữ "mất năng lượng". Theo thiển ý của tôi như thế, để xem các bạn khác nghĩ sao nhé.

    Trả lờiXóa
  14. Thật sự em không giỏi chữ nghĩa lại có tật hay nói tắt, hiểu tắt nên nhiều khi cũng hay gắn chữ này qua nghĩa kia theo suy nghĩ của mình một cách chủ quan, thật sự khi mới đọc bài này, em đã nghĩ chữ "riết róng" là "làm cho nhanh hơn, tốt hơn và đàng hoàng hơn" ai dè khi đọc tiếp những gì anh PNH viết em đâm ra tắt tỵ và đến khi được bác Bulukhin giải thích, em thấy mình chắc phải cũng cố lại từ ngữ của mình hơn nữa quá.
    Có khi nào có nhiều người cũng suy nghĩ tắt như em không ta. (Cái này gọi là vớt vát khi mình suy nghĩ trật lất đó mà. Kekekeeee)

    Trả lờiXóa
  15. @lanvuive, ồ, không có ai hoàn thiện, tôi luôn học được rất nhiều điều ở mọi thứ, bạn bè... Tôi học được nhiều điều ở bác Bu, người bạn nhiệt tình có kiến thức rất rộng, và cả ở cô Lan nữa đấy. Người ta nói từ ngữ cũng giống như con đường, ban đầu không có, đi riết thành đường mòn rồi đường lộ... hoặc có những từ ngữ dùng sai với ý nghĩa ban đầu, riết rồi trở thành quen. Từ Bao biện chẳng hạn, bây giờ thấy dùng nhiều với ý nghĩa "bao che và biện hộ", như thế là sai với ý nghĩa ban đầu, thật ra bao biện thoạt tiên có nghĩa là người (đàn ông) làm chuyện bao đồng (chuyện không phải của mình cũng vơ vào làm), ở phụ nữ thì dùng từ "đa đoan" (trong câu hát tình riêng bỏ chợ tình người đa đoan).

    Trả lờiXóa
  16. Là một người nghe , đọc bình thường, M.có thể hiểu được "tổ hợp từ ngữ" : Mặt bằng giá cả, Mặt bằng dân trí, vì nó tượng hình , có thể mường tượng cụ thể hơn vấn đề muốn nêu. Và có lẻ vì vậy mà nó được chấp nhận và ngày nay đã trở nên phổ biến . Riêng nền văn hóa mất năng lượng thì M mới nghe và cũng khó mường tượng. Có phải ông ấy muốn nói văn hóa DT bị mai một, mất sức sống không nhỉ ? Chắc là nhờ bác Bu giải thích thêm vì đã lỡ đọc mà không hiểu được "rốt ráo" thì cũng ...ấm ức lắm (-: (-:

    Trả lờiXóa
  17. may cai nay phai hoi nguoi cai cach giao dzuc va cai cach chu nghia . Vi chu i ngan y dzai deu co the dong nghia nhu nhau doc nhu nhau Che do VNCH tu ban xai nhieu chu va ap dzung chu Y vao chu cai VN la khong dung nho ngay xua di hoc co giao noi vay hihihi roi bat doc viet chu nao cung la chu i ngan . xui thay trong lop co 1 dua ten thuy ' Men` oi thuy' ngeh hay dep lam sao gio thanh ten thui' hahahah tu ten dep de tro thanh ten qua te luon hahahah . Cho nen nhung tu tren deu dzo su cai cach va rut ngan khong xai hoan phi nhu che do VNCH muh ra thi phai hahaha ( cau nay chayyyyyyyyyyy tiep hahahah )

    Trả lờiXóa