PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Ba, 11 tháng 8, 2009

Ông già Nam bộ.

Photobucket



"Ông già Nam bộ" là tên của độc giả yêu mến đặt cho nhà văn Sơn Nam, bởi tính chất "Nam bộ" của ông, một con người  từ dáng dấp cho đến văn chương mang đậm phong cách miền Nam.

Tôi đọc Sơn Nam từ thuở còn đi học, ngày ấy những Hương rừng Cà Mau, Tìm hiểu đất Hậu Giang, Lịch sử khẩn hoang miền Nam... đã cuốn hút tôi, cùng thời với hai nhà văn miền Nam nữa là Vương Hồng Sển và Bình Nguyên Lộc... Nhà văn miền Nam xưa mà Sơn Nam là điển hình, viết văn như kể chuyện. Những ai muốn đọc những quyển sách loại bác học, nghĩa là những quyển sách như luận văn tiến sĩ, hai chấm xuống dòng gạch đầu hàng, A lớn, a nhỏ, số I số II La Mã... thì đừng nên đọc sách của Sơn Nam, bởi sách của ông viết về một vấn đề gì đó thường là rất lan man, có khi đang chuyện đông nhảy qua chuyện tây, chuyện này xọ sang chuyện nọ... nhưng nếu chú ý đọc, giọng văn của ông rất gần gũi, dễ hiểu...

Sau năm 75 ít lâu, thỉnh thoảng rỗi rảnh tôi hay ghé chỗ người bạn bán sách cũ trên lề một con đường nhỏ ở quận 1 dài chỉ khoảng 100m, mà bây giờ là đường Đặng Thị Nhu ngồi uống cà phê chơi. Khi ấy những nhà văn, nhà thơ của miền Nam hay dạo chơi qua con phố bán sách cũ này để tìm mua sách báo, lúc ấy có cụ Vương Hồng Sển râu tóc bạc phơ hay mặc bộ đồ bà ba nâu, có Bùi Giáng ăn mặc lôi thôi lếch thếch, đôi khi dắt theo mấy con chó, và đương nhiên là có nhà văn Sơn Nam với cái dáng liêu xiêu muôn thuở, ăn mặc nghiêm chỉnh, áo sơ mi trắng bỏ trong quần nhưng thường là đi dép lê, đi lựa sách... Tôi còn nhớ có lần nhà thơ Bùi Giáng thích một quyển sách gì đấy của bạn tôi mà hình như không có tiền mua, bạn tặng luôn làm nhà thơ mừng ra mặt, còn nhà văn Sơn Nam cũng thường hay ghé lại chơi vì bạn tôi bán sách chung chỗ với một nhà văn trước năm 75 của Sài Gòn. Ông hay gọi một "đen nhỏ" ngồi nhâm nhi và kể đủ mọi thứ chuyện đời...

Nhà văn Sơn Nam còn làm thơ, độc nhất một bài, bài thơ không có tựa, để làm lời giới thiệu cho quyển sách Hương rừng Cà Mau của ông, trong bài thơ có những câu rất hay: "...Thân không là lính thú/ Sao chưa về cố hương/ Chiều chiều nghe vượn hú/ Hoa lá rụng, buồn buồn...", và hai câu thơ cuối của bài chính là để nói lên Con người của ông: : "Phong sương mấy độ qua đường phố/ Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê"...

13 tháng 8 này là ngày ông mất đúng một năm, tôi viết mấy dòng này cũng là để tưởng nhớ đến ông, một người con của "Nam kỳ Lục tỉnh"...

23 nhận xét:

  1. Í, em thích ông già Nam bộ này lắm nà, cũng đọc ổng hồi còn nhỏ, có ấn tượng luôn đó. Dù cũng đọc chơi chơi vậy thôi hà. Lâu lâu cũng trích hay câu "Thân không là lính thú, sao không về cố hương" dán lên blast nhà cũ, để ngậm ngùi chơi cho thân xa nhà hì hì.
    Mau quá hén, mới đây đã một năm rồi. He năm ngoái blog 360 bà con rần rộ vụ này hén. Em nà còn chơi kéo dài nữa nghe, vì viết bài đăng báo, phải chờ báo ra mới post lên entry hiiii.

    Trả lờiXóa
  2. Nhà văn Sơn Nam chỉ làm có mỗi một bài thơ mà là bài thơ tuyệt hay. Câu thơ nổi tiếng "Phong sương mấy độ qua đường phố/ Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê"... giờ em mới biết là thơ của ông.

    Trả lờiXóa
  3. Bu tui chỉ nghe kể về Sơn Nam mà chưa có dịp đọc ông mấy. Viết về Nam bộ trước đây có Đoàn Giỏi với "Đất rừng phương Nam" nổi tiếng lắm. Nghe kể Đoàn Giỏi ca ngợi một câu nói như là châm ngôn của tổng thống Thiệu, bị bạn bè đặt điều trêu ông: "Trung Quốc có Tào Ngu, ngu mà giỏi. Việt Nam có Đoàn Giỏi, giỏi mà ngu" nghe thế ông cười xòa.

    Trả lờiXóa
  4. @comieng, à, ông già Nam bộ này đọc theo kiểu lai rai cũng đã đời lắm. Chờ bài báo của cô Mây xem sao.

    Trả lờiXóa
  5. @nguyenthuthuy, giờ khỏe rồi đi tùm lum hen?

    Trả lờiXóa
  6. @bulukhin, có lẽ vì lịch sử nên trong miền Nam đọc nhiều về Sơn Nam, còn miền Bắc lại biết nhiều về Đoàn Giỏi. Tôi cũng thế nghe nói về văn chương Đoàn Giỏi viết về miền Nam mà thật sự chưa đọc quyển nào. Câu đối trên hay quá chứ bác?

    Trả lờiXóa
  7. Á không là em kể chuyện năm ngoái á chớ, năm nay đâu có viết gì gửi báo đâu. Lười và bận nữa :)

    Trả lờiXóa
  8. Sau giải phóng Bu đọc ông nhà văn Nam bộ Bình Nguyên Lộc với chuyện ngắn Rừng Mắm, hay tuyệt. Đất nước một nhà còn văn chương thì gần 35 năm nay vẫn "hai nhà". Năm 2009 trên báo của hội nhà văn mới có loáng thoáng vài chuyện ngắn của các nhà văn miền nam trước giải phóng. Ông Sơn Nam thế còn may.

    Trả lờiXóa
  9. Chà! Quyển sách dày dữ đa, thấy mấy nội dung ghi ngoài bìa sách cũng hay. Trong đó có nói về nghi thức cưới hỏi gì không bác, chắc phải lo tìm hiểu lần lần đây...

    Trả lờiXóa
  10. @bangtamngt, hehe, bộ M. tính lên chức bà... ngoại hả? Tôi còn mấy quyển nữa, viết về tục lệ cưới hỏi, lễ lạc, cầu, khấn... đủ chuyện, bảo đảm bài bản... bạn cần chưa sẵn sàng cho mượn.

    Trả lờiXóa
  11. Bà sui thôi, làm gì bà ngoại lẹ vậy ! Đâu đợi tới cần, người hay lo xa nó vậy, với lại già rồi tiếp thu nó chậm, lần lần vậy mà !
    À còn chuyện cầu, khấn thì thôi bác ạ . Trời cho sao hưởng vậy , giờ còn cầu, khấn gì nữa , hì hì ...

    Trả lờiXóa
  12. @BăngTâm: sao chị cứ nhận là già rồi thế nhỉ, chỉ là hơi nhiều tuổi tí thôi. Chị xem bác Hiệp kia kìa, bác ấy thế mà còn "trẻ thơ" nữa là chị em mình, hihi

    Trả lờiXóa
  13. @bangtamngt, @nguyenthuthuy, các bạn còn duyên dáng thế kia mà, hehehe!

    Trả lờiXóa
  14. Dang ban ve ong gia Nam Bo tu hnien may nguoi nay tu khen nhau kia hehehhehehe.....

    Trả lờiXóa
  15. @phuongvu, kệ, cứ khen đại đi, à mà hồi này sợ cúm thiệt hay sao mà không thấy "phát huy truyền thống" nữa, heheheheee.

    Trả lờiXóa
  16. Hehehehe co nguoi them om hen ...OHM cai ne de ngu ngon hehhehehe

    Trả lờiXóa
  17. nhìn hình minh hoạ trông "oách" he! Ông già Nam Bộ từ thời khẩn hoang lập ấp bên cái lap top thời đại.Mà thấy anh có hình dong cũng giống giống đó...

    Trả lờiXóa
  18. @lovetolive, trông tui cũng "liêu xiêu" cũ kỹ như "Ông già Nam bộ" hả TT, thế thì chẳng ham, huhu!

    Trả lờiXóa
  19. quan trọng là chất lượng mà anh,hình tương chỉ là bên ngoài thôi.
    ;iêu xiêu mà có người "phái" là được rồi

    Trả lờiXóa
  20. bởi sách của ông viết về một vấn đề gì đó thường là rất lan man, có khi đang chuyện đông nhảy qua chuyện tây, chuyện này xọ sang chuyện nọ... nhưng nếu chú ý đọc, giọng văn của ông rất gần gũi, dễ hiểu... Cau nay nghe quen quen ong nha van SON NAM nay co 1 nguoi giong ong ta la Bac Hiep nha Multiply nay day ahhahaah

    Trả lờiXóa
  21. @chieukim, aaaaaaaaaaaa, lại thêm lần đầu tiên nghe có người nói thế, quả thật bây giờ ngồi "RE" mấy comments của bạn tôi mới thấy mình lan man nhảm nhí quá, nói năng suy nghĩ lung tung, chẳng đâu vào đâu, chết thật....!!!!!

    Trả lờiXóa