Quả sung.
Những trái cây chưng trên bàn thờ ngày Tết.
Hôm nọ bên nhà ông bạn Bulukhin thấy có bài "Cây sung Đồng Hới", trong bài có nhắc đến một cây sung ở Đồng Hới (Quảng Bình), quê hương của bạn, trải qua những năm tháng chiến tranh khốc liệt vẫn đứng vững và cho cành trái xum xuê, biểu trưng cho một sức sống mãnh liệt... Nhân đấy dịp cuối tuần tôi muốn bàn nhảm chơi đôi chút về sung...
Sung là một loại cây thân mộc, thường là mọc hoang dại khá nhiều ở nước ta, nơi những vùng đất ẩm, ven ao hồ, sông, suối... Sung có tên khoa học là Ficus Racemora, thuộc học Dâu tằm (Moraceae). Thân cây sung có lớp vỏ màu nâu xám sần sùi, lá cây sung thường nổi lên những nốt u nhỏ, là do một loại côn trùng đẻ trứng vào làm nổi u lên. Quả sung mọc thành từng chùm rất nhiều trái (do vậy mà người ta đặt tên là sung với ý nghĩa "sung túc, sung mãn" là nhiều chăng?). Quả sung ăn được tuy chẳng ngon lành gì, dân quê nghèo xưa hay muối quả còn xanh như muối dưa, để ăn kèm với thịt, cá kho, hoặc ăn sống quả còn xanh cùng với lá non cùng với thịt chua, thịt ba chỉ luộc, gỏi cá...
Ngoài việc làm thực phẩm, trong y học dân gian, quả, lá sung còn được dùng để chữa một số bệnh thông thường như viêm nhiễm, ghẻ, mụn nhọt... Quả sung cũng có tác dụng lợi sữa... Đặc biệt trong đời sống tâm linh của đạo Phật, cây sung được gọi là Hoa Ưu Đàm (Udumbara). Hoa Ưu Đàm xuất hiện trong Diệu Pháp Liên Hoa kinh, là một trong những bộ kinh quan trọng của Phật giáo đại thừa.
Trong cuộc sống thường nhật, quả sung cũng còn được thấy trên những mâm cúng ngày Tết của người dân, có lẽ do từ sung được hiểu là "sung sướng, sung túc...". Người dân ta có thói quen bày mâm trái cây cúng trên bàn thờ, nhất là trong những ngày rằm, lễ tết... mâm trái cây thường có năm loại quả gọi là ngũ quả, và cứ theo tên gọi, hoặc đặc tính của các loại quả mà cúng. Chẳng hạn trong miền Nam xưa thường cúng trái mãng cầu (với ý nghĩa cầu xin), trái dừa (với ý nghĩa vừa phải, không tham lam), trái đu đủ (với ý nghĩa đầy đủ), trái xoài (với ý nghĩa là tiêu xài), thêm một thứ trái cây nữa thường là trái thơm (dứa), với ý nghĩ thơm tho, thơm thảo...
Sau này ở thành phố chắc để tiện trong việc mua trái cây cúng bái, các bà nội trợ ít chú ý đến những ý nghĩa của cây trái này, đến mùa thì cúng cả chôm chôm, thành ra là "Cầu chôm vừa đủ xài", hoặc có người khôi hài bày ra chuyện thay vào vài loại cây trái là cái líp và cái ba ga xe, thành ra là "Cầu chôm xài líp ba ga...".
Nhưng đối với quả sung thì rõ ràng khi cúng vẫn mang ý nghĩa cầu xin được sung túc, sung sướng... Và biết đâu đấy trong thâm tâm các bà nội trợ khi cúng quả sung, còn có một ý nghĩa khác, đó là "sung độ...".
Em nghe nói là muốn cây sung nhiều trái phải lấy dao chặt vào thân cho nó đổ nhựa (mủ) ra thì mới được. Bên Tây có trái figue, tụi em hay kêu là sung Tây, vì hơi giống đó, hè mới có, ngọt lợ, có hột lợn cợn. Để add hình thử coi sao
Trả lờiXóahttp://www.snv.jussieu.fr/bmedia/Fruits/image/figue-coupe.jpg
Có câu ru em vầy nè bác hội chưởng
Đói lòng ăn nắm lá sung
Chồng một thì lấy chồng chung thì đừng.
Lá sung có ai ăn hong hén hiiiiii
Haha! Trái bạn comieng cho coi, chính là trái vả! Ngày xưa các cụ có câu: "Lòng vả cũng như lòng sung" để chỉ sự giống nhau. Trái vả cũng là một thứ quả dùng để ăn ghém như trái sung, chủ yếu có ở miền Trung. Hình dáng cây hơi khác, nhưng cũng có vị chát, nhần nhận chua như sung. Ở Huế người ta thái lát quả vả, để ăn ghém cùng rau thơm các loại, với thịt lợn (heo) luộc chấm mắm tôm chua, mắm nêm, mắm tép. Trái Sung, ở Đồng bằng Bắc Bộ, còn được người ta kho cùng với cá rô đồng với tương ("tương Bần", một địa danh nổi tiếng làm tương từ hạt đậu tương), khi ăn trái sung tan trong miệng, ngon lắm...
Trả lờiXóaloang mang voi trai sim roi sung tuc voi trai sung ...hehehhe mai mot tim ca hai de cung " cau cho lang mang sung nhieu " hehhehehhe
Trả lờiXóaVả và sung cùng họ cho nên các cu bảo "Lòng vả cũng như lòng sung" , dùng dao bổ ra mới thấy lòng chúng giống nhau vô cùng. Nhìn ngoài quả vả to hơn không tròn xoay như quả sung mà hơi dẹt. Còn quả mà bạn comieng giới thiệu thì ruột vả mà hình thù bên ngoài lại giống quả doi (có nơi gọi là đào) cho nên gọi nó là vả Tây mới đúng.
Trả lờiXóa:) Hình quả vả đấy! Cô bạn bà xã có một cái trang trại trên Hoà Bình, trồng 1 cây vả, thỉnh thoảng mang cho chục trái, hình nó cũng nhọn trên như thrế bác bulukhi ạ.
Trả lờiXóa@Comieng, cái trái comieng post bên trong ruột trông giống trái sung xứ ta thiệt. Không biết xưa nay có ai ăn lá sung không? chứ nhìn cái lá sung như nổi mụn nhọt không thấy có cảm tình, chỉ thấy dân gian giã lá sung đắp lên trị ghẻ lở thôi. Câu ca dao nghe có vẻ "Nam bộ" quá hen cô Mây?
Trả lờiXóa@viedbi, tôi đã ăn quả vả rồi, nhưng chưa thấy nguyên quả vả. Hồi những năm trước có lần ra Huế, được dẫn đi ăn cơm ở quán Ông Táo khá nổi tiếng ở Huế, có món quả vả thái mỏng ăn với thịt ba rọi thái lát và tôm chua Huế rất ngon, đúng trông ruột của trái vả giống y như ruột trái sung. Tôi cũng gốc Bắc kỳ nhưng cũng chưa bao giờ được ăn món cá rô kho với quả sung và tương Bần, chắc là ngon như bạn nói.
Trả lờiXóa@phuongvu, loãng moạng lại thêm... sung nữa thì ai chả ham hở phuongvu, hehehe!
Trả lờiXóaTrái vả (hay sung) của May đúng là vả Tây. Ở Huế quả vả tròn dẹt , chỗ cuống hơi lõm vào, ăn ngon, giòn khi vỏ còn xanh chứ vỏ thâm đen là trái bị hư rồi. Và đúng như bạn Viedbi nói ăn ghém với thịt luộc, tôm chua ngon lắm, hay trộn gỏi tôm, thịt, rau răm cũng tuyệt.( Marg làm món này ngon lắm đó ).
Trả lờiXóaQuan sát dĩa trái cây chưng Tết thấy có : cầu dừa sung x(o)ài thơm sữa ... Hấp dẫn!
@bulukhin, bác lấy vợ Huế, có thời gian ở Huế nên chắc là rành về quả vả, hình mà comieng post lên trông giống trái gì nhỉ? À, giống củ... hành tím, hì hì!
Trả lờiXóa@bangtamngt, nãy giờ nghe các bạn bàn về mấy món ăn dân dã này thấy hấp dẫn quá, ước gì được xơi món gỏi trái sung do bạn làm, hôm nào phải đi kiếm mấy món có sung xực một bữa đã đời mới được. Trên đĩa trái cây cúng có trái vú sữa nữa, lẽ ra dành cho mấy chị em nuôi con nhỏ, cầu vừa đủ... sữa, hehe!
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaÐây là trái vả ở Huế. Vả thường được các bà nội trợ Huế làm gỏi, hầm với chân giò heo, kho chung với thịt ba rọi, hoặc dùng ăn sống chấm với mắm ruốc...
@anhkim01, chắc chắn là trái vả Huế rồi, bởi bạn anhkim là dân Huế mà, và cũng đúng như mô tả của bác Bu và bạn bangtam, trông giống gì nhỉ, hao hao như quả... cà.
Trả lờiXóaGR vẫn thường ăn lá sung. Phổ biến nhất là trong món nem tai. Tai heo luộc xắt thật mỏng rồi rắc thính (làm từ gạo rang xay). Lấy một lá sung to nhưng còn non, bỏ lát nem tai và một số lá khác như đinh lăng, kinh giới gì gì đó nhiều thứ lắm. Quấn lại và chấm nước chấm. Ăn chung với quả sung muối. Có thể quấn với bánh tráng mỏng kiểu như món bánh tráng Trảng Bàng.
Trả lờiXóaCó một quán bán món này ở phố Hàng Thùng ngay gần Hồ Hoàn Kiếm. Lúc nào cũng rất đông đúc.
Ngoài ra lá sung còn có trong nhiều món khác, đặc biệt là các món gỏi ăn sống, GR ko rành ẩm thực nên ko rõ lắm.
Nhà thằng cháu GR có cây sung, tụi nó hồi nhỏ ngày tuần vẫn hái đem bán được cho tiền xài sướng lắm. Nhưng cành sung khá cao và giòn nên cũng rất nguy hiểm khi trèo hái. Giờ cây cao quá, để rụng thôi ko dám leo hái nữa.
"Sung lắm" là một lời khen không dễ đạt đâu bác ạ.
T có đọc entry về cây sung bên nhà anh Bu, nhưng đọc xong thì im lặng đi ra. Chắc anh ấy phát hiện ngay thôi...
Trả lờiXóaT thích ăn mứt sung , một loại mứt khô đóng hộp thủy tinh của một người Mỹ tặng nhà T từ hồi nẵm. Không nhớ rõ nguồn gốc loại mứt nhưng từ đó đến giờ, T chưa được ăn lọ thứ hai . Nó còn nguyên hình dạng trái sung ép khô, tẩm đường , kiểu như trái mận, trái nho . Mộc nhưng rất ngon ...còn nguyên cả hột .
Đọc xong entry này của anh , T gửi lời chúc đến anh và cả anh Bu rằng thì là mà : mong hai anh càng ngày càng " sung độ " ., mát mắt như chùm sung anh treo trên đầu entry .
Bu tui được vợ bao cấp trong vụ ăn uống nên rất dốt về các món ăn, riêng quả vả thì nhìn thấy nhiều lần và thấy kỹ ở vườn nhà vợ (gần chợ Mai , cạnh nhà máy bia HUDA - Huế) đúng y xì như quả vả trong tấm hình của bạn anhkim01. Giá mà ngắt được quả vả trong hình ấy ra sẽ thấy chỗ cuống hơi lõm chút xíu chứ không nhọn lên như qủa trong hình của bạn Comieng . Tóm lại, ở ta có hai loại vả, vả miền trung (Huế) và vả miền bắc (Hòa Bình). Riêng vả Hòa Bình giống y chang vả bên Tây. hehehe
Trả lờiXóaGraph nói đúng rồi, ở HN có quán "nem tai bà Hồng" ở hàng Thùng nổi tiếng đông khách trong đó không thể thiếu món lá sung. Ở Bắc em không thấy cúng trái dứa (thơm) trên mâm cúng ngày Tết có khi ngại vì dứa gai góc, sắc nhọn quá nên mọi việc không mấy suôn sẻ!
Trả lờiXóa@hanggraphic, chính xác, chứng tỏ bạn GR này "rất bản lĩnh" trong việc đi... ăn hàng, bạn nhắc đến Phố Hàng Thùng, một cái tên đặc trưng của Hà Nội Ba Mươi Sáu Phố Phường, và sau cùng "sung lắm" đúng là một lời khen không dễ đạt dành cho quý ông nhưng bà vợ lại rất... khoái chí, hì hì!
Trả lờiXóa@ngocthuan1812, bạn nói đã được ăn lọ mứt sung của người Mỹ tặng, rất ngon có cả hột, vậy thì chắc đó là mứt sung... Mỹ rồi (như trường hợp sung Tây của comieng), chứ sung VN thì không thấy hột đâu cả. Nhân đây tôi cũng xin nói thêm, cái mà ta gọi là quả (trái) sung, có tài liệu trên mạng nói thực ra là hoa chứ không phải là quả (quả giả), và quả sung khi chín đỏ, mềm khi bửa ra ở trong có rất nhiều những con côn trùng có cánh nhỏ li ti, chẳng biết bằng cách nào chui vào được, chắc loài côn trùng bố mẹ đẻ trứng vào khi quả còn non...
Trả lờiXóaCòn việc "sung độ" mà bạn ngocthuan chúc cho tôi và bác Bu, hình như đấy là "mục đích không nói ra" của quý bà nội trợ khi cúng trái sung? Hiii.
@bulukhin, thấy chưa, tôi biết chắc bác Bu rành về trái vả Huế lắm, tới đây tôi chợt nhớ trong kinh thánh có đoạn chúa Jesus nổi giận ra tay úm ba la làm cây vả chết khô, vì cái tội đoàn của chúa đang đói gặp cây vả xanh tươi mà không có trái. Tóm lại là sung, vả có ở nhiều nơi, tây, ta (Huế, Hòa Bình, Sài Gòn (riêng SG hồi giờ tôi không thấy cây vả...), Mỹ, trung đông cũng có... và ở mỗi nơi hình dạng có thể khác nhau.
Trả lờiXóa@nguyenthuthuy, GR và TT chắc là "cặp bài trùng" trong việc ăn hàng ở Hà Nội? Có lẽ miền Bắc gọi là "quả dứa" chứ không phải "thơm" như miền Nam nên không cúng trái này trên bàn thờ, người miền Nam xưa cúng là theo tên gọi của trái (đọc trại theo cách phát âm vừa (dừa), xài (xoài), và theo ý nghĩa của tên gọi trái cây (như thơm, sung...), trường hợp cúng ngày tết bày quả dưa hấu chắc tại quả dưa có ruột màu đỏ, ý đem lại may mắn, cũng có người nói từ dưa người miền nam phát âm hơi giống "dư", có ý là dư giả, dư thừa...
Trả lờiXóaHì hì, tụi em đâu có "bản lĩnh" ăn uống gì, tại người Hà Nội quen ăn quà vặt đấy thôi. Món lá sung ăn với nem tai là một trong các món quà bình dân không xa lạ gì đâu ạ. Thanh minh cho cả TT nữa nha.
Trả lờiXóa@hanggraphic, thực ra "ăn uống" là một niềm vui nho nhỏ của quý bà cũng như mấy ông hay đi uống cà phê hay nhậu lai rai vậy, và phải có tí máu ăn quà vặt (nói theo kiểu của dân Bắc mình) mới là phụ nữ chớ.
Trả lờiXóa@hanggraphic, @nguyenthuthuy, giời, đi ăn món "nem tai bà Hồng", nghe ấn tượng nhỉ? Vậy thì trong miền Nam này sẽ có món "chân giò bà Sáu" (chuyên bán bánh canh giò heo), "tiết canh ông Bảy" (chuyên tiết canh vịt cho mấy ông nhậu)... hehe!
Trả lờiXóaNghe thèm ăn quá :-))
Trả lờiXóa@danghongky, hôm nào có dịp anh em mình sẽ mời 2 bà chị HN này một bữa ha ông bạn đèn lồng đỏ.
Trả lờiXóaTrời nắng đẹp thế này mà chuồn chuồn toàn bay xiên là sao hả bác? :D
Trả lờiXóa