Tượng Đức Thánh Trần ngoài sân đền.
Lá cờ bên phải tượng thêu chữ "Nhật".
Lá cờ bên trái tượng thêu chữ "Nguyệt".
Vị chủ tế mặc áo đỏ.
Quý bà luôn đi cạnh vị chủ tế mặc áo vàng.
Kế tiếp là quý bà, chị mặc áo lam và xanh.
Những cụ bà xem tế (chắc xưa kia cũng từng một thời trong đội nữ tế).
Ở entry trước, ông bạn Bulukhin ngoài Quảng Bình có yêu cầu tôi post lên một vài hình ảnh những chị, cô... mặc áo lam trong đội tế nữ của Đền Đức Thánh Trần Saigon. Theo như nhận xét (chắc không mấy chính xác) của riêng mình thì tôi nhận thấy: Thứ nhất là quý bà mặc áo đỏ, chỉ có một người, đây là vị chủ tế, chắc chắn là phải rành rẽ những nghi lễ tế, có tuổi, tướng mạo uy nghi... giống như "Tướng" trong bàn cờ tướng. Thứ nhì là quý bà mặc áo vàng, cũng có tuổi, và có vài người, chắc giống như "Sĩ". Thứ ba là quý bà mặc áo lam, cũng đứng tuổi, cũng vài người, chắc giống như "Tượng". Cuối cùng là số đông mặc áo xanh, cũng có người lớn tuổi, nhưng đa số là những chị còn trẻ, chắc giống như "Xe, pháo, mã, chốt". Một đội tế nữ ngoài những chị như trên, còn có phường bát âm đi kèm (chiêng, trống, sáo, kèn, nhị...), và những người đến xem lễ.
Nội dung buổi lễ là ghi công ơn của Đức Trần Hưng Đạo. Tôi thấy trong buổi tế, những cụ bà ngồi bên ngoài xem lễ quyên góp ngay tại chỗ, chắc để bồi dưỡng nước nôi, giải khát cho đội tế và phường bát âm, bởi một buổi tế như thế này kéo dài khoảng một tiếng rưỡi, những người tế lễ khăn đóng áo dài giữa khói nhang nghi ngút, chắc chắn rất mệt...
Timbre !
Trả lờiXóaQuý bà quý cô ai cũng béo tốt mập mạp chắc được đức Thánh Trần quan tâm phù hộ độ trì . Mà Thánh Trần là vị tướng tài cao đức trọng của cả nước thì tại sao chỉ có đội nữ tế mà không có đội nam tế nhỉ ? Hay là PNH còn phần 3 nữa ??
Trả lờiXóa(Hihi..lẽ ra là phải viết tem để hàm ý bốc tem nhưng T lại viết timbre thành ra phải delete )
Trả lờiXóaT không hiểu sao một buổi lễ ghi công đức Thánh Trần như thế này lại có quá nhiều bóng hồng hiện diện . Có điều gì liên quan chăng hay chỉ là nghi thức cần có.
Hồi trước T có xem nghi thức bên Đền thờ Hai Bà đường Hoàng Hoa Thám , nhưng cũng không thấy nhiều người nữ như thế này. Ông già, bà cả nhiều hơn .
Anh Bu này lẹ thiệt, T chưa kịp post là đã thấy ảnh" leo lên" trước rồi.
Trả lờiXóa@bulukhin, mấy năm trước có cả đội nam tế nữa, nhưng chẳng hiểu sao ngày nam tế thì ít người xem nên năm nay chỉ thấy nữ tế (tôi cũng chỉ khoái đi xem nữ tế, hehe). Mà trước tôi có xem nam tế, quý ông chỉ khăn đóng áo the thâm, mặc không đẹp, và tế cũng lóng ngóng nữa không "nhuyễn" bằng quý bà. Chắc vậy nên năm nay không có nam tế.
Trả lờiXóa@bulukhin , quên nữa, quý bà trong đội nữ tế này thường là khá giả, dư ăn dư để, và cũng dư thì giờ, nên chẳng có vị nào ốm o... tôi có người quen khi mẹ ông ấy còn sống cũng thường đến với đội nữ tế này, chỉ nội cái vụ quần áo không thôi bạn bảo đã rất tốn kém.
Trả lờiXóa@ngocthuan, tôi đã kịp nhìn thấy chữ Timbre, sao bạn không giữ lại.
Trả lờiXóaThấy cũng hay hay chứ, mà màu sắc dữ quá, luôn luôn làm M thấy có chút .... "đồng bóng".
Trả lờiXóaMấy vị lớn tuổi phương phi, đầy đặn, cũng có mấy cô trẻ xinh tươi, nhìn cũng hay phết/
@comieng, quý bà quý chị này lên đồng là phải biết, toàn là "có căn có cơ" không đấy, nếu ở ngoài Bắc chắc chắn là cũng sinh hoạt đều đặn ở các "Phủ, điện" rồi.
Trả lờiXóaCác bà các chị tham gia những đội tế lễ như thế này cũng ham lắm đấy bác ạ, gần như là một thứ ma tuý tinh thần: Một là tìm niềm vui trong bản hội, hai là đặt lòng tin ở những bậc thánh thần siêu nhân khi mà lòng tin vào xã hội hiện tại đã bị lung lay rồi. Ở ngoài Bắc em biết có nhiều bà, nhiều chị còn bỏ bê cả việc gia đình để thường xuyên đi theo những buổi lễ.
Trả lờiXóaThứ nhất là tu tại gia...em vẫn là đệ tử trung thành của môn phái này :)
@nguyenthuthuy, thế là TT rành chuyện này rồi, chuyện "phủ, điện" ở ngoài Bắc chắc là hơn trong này, bởi ngoài ấy là "cái nôi" mà, người ta nói đồng bóng như là có thánh thần nhập, chẳng biết sao, xưa ở gần nhà tôi có một "điện" như thế, có người bán cả nhà cửa lẫn chồng con để đến đấy hầu đồng.
Trả lờiXóaTu tại gia như TT là nhất, hiiii.