PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2009

Giỗ Đức Thánh Trần.

Photobucket

Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

Photobucket




Hôm qua 20 tháng 8 âm lịch là ngày giỗ Đức Thánh Trần, tôi có cậu con trai khoán cho thánh, nên năm nào ngày giỗ cũng ghé đền Đức Thánh Trần ở Sài Gòn, trước là lễ tạ, sau là xem mấy "liền chị" tế lễ. Mấy hình ảnh (toàn là chụp... lén) giới thiệu với bạn bè về buổi tế ấy.

15 nhận xét:

  1. T biết đền Đức Thánh Trần từ thời còn nhỏ ( nhà ở đường Nguyễn Phi Khanh , còn đền Đức Thánh thì tọa lạc trên đường Hiền Vương, nay là Võ Thị Sáu ) Những người đến thắp nhang đa số là đồng hương với nhau , có hội , có đoàn . Ngày Lễ , cờ xí treo rợp trời và những "liền chị" đeo nữ trang hệt như lên đồng . Từ hồi nhỏ T đã thấy hình ảnh như vậy, đến giờ nhìn ảnh anh chụp, thấy chẳng khác mấy so với thời xưa .

    Trả lờiXóa
  2. @ngocthuan, nhà bạn T. xưa ở đường Nguyễn Phi Khanh là rất gần đền Đức Thánh Trần rồi, từ đó sang Hiền Vương (Võ Thị Sáu) có chút xíu. Mấy liền chị hầu thánh này già trẻ cũng đều có "căn" cả đấy, nhất là mấy chị có tuổi, lên đồng giỏi phải biết. Bạn thấy tôi chụp hình người có được không? Chụp "hoa biết nói" coi vậy mà khó lắm. Hiii!

    Trả lờiXóa
  3. Căn đồng số lính, đúng đấy bác ạ. Trông gương mặt ai cũng lộ rõ nét thành tâm bác nhỉ!

    Trả lờiXóa
  4. Mấy quý bà này hao hao người bắc kỳ, có vẻ như đồng hương PNH. Có quy định nào về trang phục không mà toàn thấy áo xanh hoa trắng? Và giỗ đức thánh Trần sao không có các quý ông tham dự hay bạn quên chụp họ. Chụp lén mà được vậy là giỏi quá.

    Trả lờiXóa
  5. @nguyenthuthuy, khi tham dự vào những buổi tế như thế này, ít nhiều người tế và người dự đều thành tâm (chỉ có tôi là "thành tâm" vào một cái khác, đi tìm một cái đẹp nào đấy, hehe!).

    Trả lờiXóa
  6. @bulukhin, bác nhìn chính xác, quý bà này đúng là dân Bắc trăm phần trăm (đền này "di cư" từ Bắc vào). Theo tôi, để cho dễ hiểu, có mấy loại trang phục tùy theo "cấp bậc" và "thâm niên công vụ" của các bà. "Sĩ quan cấp tướng" là quý bà chủ tế mặc áo đỏ (mặt bự phấn, có vẻ dư ăn dư để). "Sĩ quan cấp tá" là quý bà mặc áo vàng. "Sĩ quan cấp úy" là quý bà mặc áo xanh lam (trong này tôi không đưa hình lên, có lẽ kỳ sau sẽ đưa). Và "lính lác trở xuống" , đa số, mặc áo xanh hoa trắng như bác thấy. Sở dĩ tôi chụp nhiều số này bởi "thâm niên công vụ" còn ít, trông mơ màng hơn quý bà cấp tướng tá, hehe!

    Trả lờiXóa
  7. Bây giờ hỏi tại sao Bu lại nhận ra người bắ kỳ thì Bu không diễn đạt được chỉ biết là nó phải như thế. Điều đó nói lên bản sắc văn hóa vùng miền nó thâm căn cố đế vào con người đến mức nào. Ông con trai PNH khoán cho đức thánh Trần xem ra có cơ lấy vợ đẹp. hehehe..

    Trả lờiXóa
  8. @bulukhin, bác Bu nói trúng phóc, không những là bản sắc văn hóa nói riêng, mà nhiều thứ khác nữa cũng "vận" vào con người để người miền này khác người miền kia, người nước này khác người nước nọ... như phong thổ nhưỡng, đến cái ăn nếp ở, tôn giáo, công việc làm... Tinh tế hơn một chút, qua cái dáng vẻ bên ngoài "tinh anh phát tiết" ấy ta có thể biết cùng là người Bắc, nhưng không phải Hà Nội, người Trung nhưng không phải Huế, người Nam nhưng không phải Saigon...
    Mấy cô áo xanh trông còn có vẻ mơ màng hiền dịu, chứ từ áo lam trở lên là... khiếp lắm, hehe!

    Trả lờiXóa
  9. Cho coi vài cô áo lam đi thôi...

    Trả lờiXóa
  10. Mấy cô áo lam là dành cho các tay ...phó nháy.

    Trả lờiXóa
  11. @ngocthuan, hehe, tôi thích áo... đà hơn.

    Trả lờiXóa
  12. Mấy lễ hội kiểu này M mù tịt, thiệt là dốt nát quá.

    Trả lờiXóa
  13. @comieng, tôi cũng thế, tại khoái mấy tà áo dài nên mới đi xem đấy chứ, hiiii!

    Trả lờiXóa
  14. Tui cũng không có khái niệm gì, giống comieng, nhưng khác là khoái mấy cô áo xanh :-))

    Trả lờiXóa
  15. @danghongky, hehe thế là giống với tớ rồi.

    Trả lờiXóa