PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Năm, 8 tháng 10, 2009

Một câu chuyện thiền.

Photobucket



Tôi có một người bạn từ thời còn ở trong quân đội cũ, cuộc đời bạn khá nhiều thăng trầm, bạn đọc rất nhiều sách vì có thời gian nhiều năm bạn đi mua bán sách cũ, mới đây lâu ngày gặp lại ngồi uống ly cà phê nói chuyện lan man, bạn kể một câu chuyện thiền... Câu chuyện đại khái thế này:

Một buổi tối mùa đông lạnh lẽo sư bảo chú tiểu kiếm củi đốt sưởi ấm, chú tiểu đi khắp chùa thấy chẳng còn cây củi nào, bạch: Thưa thầy, chùa hết củi rồi ạ. Sư bảo: người đã tìm kỹ chưa? Chú tiểu: kỹ ạ. Sư nói: thế còn bức tượng nơi chánh điện? Chú tiểu e dè: dạ, đấy là Phật. Sư phán: cứ mang lại đây. Chú tiểu khệ nệ ôm bức tượng đến. Sư sai lấy rìu bổ bức tượng Phật làm củi sưởi. Chú tiểu ngồi sưởi hồi lâu trầm ngâm không nói. Lát sau sư nói với chú tiểu: ngươi thử coi xem trong đám than có gì không? Chú tiểu lấy que cời đống than, bạch: dạ, chẳng có gì. Sư nói: có thấy xá lợi không? Bạch: chỉ toàn than củi. Sư đáp: ta đã nói không phải Phật mà...

Bạn kết luận "Vạn pháp giai không".

17 nhận xét:

  1. Bạn bác kể chuyện ngộ quá ha bác ! Hèn gì lúc này ít thấy các chùa có tượng Phật bằng gỗ nữa !

    Trả lờiXóa
  2. Một bức tượng dù đồng hay là gỗ chỉ là cái biểu tượng, Người ta quy ước ông này là Thích Ca, ông kia là Di Lặc...chứ có ai thấy mặt mũi các ông ấy ra sao đâu? Người ta thắp hương vái lạy là lạy cái biểu tượng ấy, còn PHẬT là sự giác ngộ Phật tại TÂM làm sao là gỗ hoặc đồng được.. Cho nên ông sư kia mới phán: "ta đã nói không phải Phật mà..." Chẳng biết có phải thế không??

    Trả lờiXóa
  3. @bangtamngt, nghe nói mấy bức tượng gỗ xưa ở mấy ngôi chùa bị đám cũng theo đạo (đạo... chích chứ không phải đạo Phật), chôm bán cho dân chơi đồ cổ hết rồi, giờ chỉ còn tượng xi măng thôi, huhuhu!

    Trả lờiXóa
  4. @bulukhin, bác nói đúng, tượng gỗ hay đồng cũng chỉ là biểu tượng do con người quy ước, và Phật chính là sự Giác ngộ chứ không phải là người này hay người khác, an nhiên tự tại như ông sư kia quả hiếm thấy.

    Trả lờiXóa
  5. Thế mới biết các bác giỏi thiền. GRAPH mà thấy bất cứ tượng gì để lên cao là tay chắp lại liền, miệng lầm rầm xin xỏ đủ thứ.
    Ngẫm mình còn tham quá, chưa thiền được.

    Trả lờiXóa
  6. Hay hén, cách nhìn vấn đề đó. Nhìn xa hơn cái "vật chất" bình thường. Không phải ai cũng làm được. Chuỵên này đúng là quá thiền, biết vậy thôi không biết có áp dụng lại được không nữa :))

    Trả lờiXóa
  7. @hanggraphic, chẳng giỏi đâu GRAPH à, "Triết lý (tư tưởng)Phật giáo" thì khác với "Tôn giáo Phật giáo", tư tưởng thì tự do trong khi tôn giáo lại là ràng buộc. Tôi sợ còn tham hơn GR. ấy. Người thì phải tham chứ, nếu không thì đã là Phật rồi, GR. còn nhớ ông vua gì đấy nói với công chúa em gái: "Phật là Phật, anh là anh, anh chẳng muốn là Phật mà Phật cũng chẳng muốn là anh". Vào quán thì uống cà phê, vào chùa thì chắp tay khấn vái... thế là thiền rồi.

    Trả lờiXóa
  8. @comieng, ông sư này mà sống vào thời nay thì người ta mời ra khỏi chùa rồi, sư chẻ tượng Phật để sưởi chắc lên niết bàn, còn mình mà chẻ tượng chắc rớt xuống chín tầng địa ngục, hehe.

    Trả lờiXóa
  9. Vạn pháp giai không ..biết là vậy mà sao ông này còn đi tu để được gọi là sư ?

    Trả lờiXóa
  10. @ngocthuan, bạn tôi kể thế và kết luận thế, còn ông sư thì không rõ có biết câu ấy không, hihi.

    Trả lờiXóa
  11. Em nghĩ vầy nè, ông sư đó nếu không làm sư thì những người "ngộ giới" chưa cao như chú tiểu đó không ai dẫn dắt. Nếu ổng không làm sư thì người trong giới tu hành chưa chắc nghe lời ổng hén. Cái này nói theo dân gian là "phân công lao động" đó hiiii. Không chắc ông sư làm sư vì muốn được gọi là sư đâu. Tào lao một chút.

    Trả lờiXóa
  12. @comieng, hehe, sư chỉ là "cái danh" (tên), cũng như "Phật", hay tiến sĩ, bác sĩ, ông hàng thịt, anh nông dân, chị tiểu thương... để người đời phân biệt cái này với những cái khác, tôi không hề có ý hạ thấp hay đề cao vai trò của giới nào, bởi như cô Mây có nói, đấy là sự "phân công lao động", tất cả đều cần thiết, ông bà ta cũng đã nói "nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ", nhà văn Anh Shakespeare cũng có câu "chẳng có gì trong cái tên cả", vậy đấy. Sư không phải là Phật, mà Cha cũng chẳng phải là Chúa.
    Mới đây cô Mây còn nhớ có ông tiến sĩ ngoài Hà Nội công bố kế hoạch gì đó đến năm bao nhiêu trong bộ máy công quyền HN toàn là những tiến sĩ, thạc sĩ... nghe quá đỗi mắc cười. Người ta lầm lẫn quá lớn, bởi cái thói "háo danh", cái quan trọng là "thực chất" đằng sau những cái danh ấy. Thử nghĩ trong một bộ máy hành chính mà chỉ toàn những tiến sĩ mọi... thể loại (tôi muốn nói tiến sĩ thật chứ không phải tiến sĩ giấy), thì có mà... điên đầu mất. Bộ máy ấy chỉ cần những anh chạy giấy, cô nhận hồ sơ, đánh máy, học hết cấp 2 cấp 3 là đủ, cao hơn là anh trưởng phòng có bằng đại học... quan trọng là mỗi người phải rành công việc của mình, đừng lơ mơ như bây giờ... Cứ theo như cái đề án ấy thì mai mốt anh chạy giấy HN chắc phải có bằng... thạc sĩ... hiii!
    Bởi thế cỡ như ông sư này tôi nghĩ chẳng để ý gì đến những cái "chức danh" mà người đời gán cho ông ấy đâu... Hihi!

    Trả lờiXóa
  13. PNH
    ông bạn của PNH nói được vạn pháp giai không thì chắc rằng ông sư kia cũng hiểu được nó là gì. Thực ra cái câu đó là trung tâm của đạo Phật, quan trọng nhất và cũng là trừu tượng nhất. Trong Tiểu thừa tính không nhằm nói về thể tính con người và được sử dụng như một tính từ. Đại thừa thì thêm một bước nữa, sử dụng không như một danh từ, xem không là vạn sự, vạn sự là không, tức mọi sự thân tâm đều không có tự tính. Mọi pháp đều chỉ là những dạng trình hiện, chúng xuất phát từ tính không, là không. Tính không vừa chứa tất cả mọi hiện tượng, vừa xuyên suốt các trình tự sự vật. Tuy thế người ta phải tránh quan điểm hư vô khi luân về tính không như vừa nói ở trên. Phải hiểu sự vật không phải là không có, chúng có, nhưng chỉ là dạng xuất hiện, là những trình hiện của một thể tính. Vì tính chất trừu tượng của tính không nên chỉ nhờ trực ngộ mà thấy, nên tính không luôn luôn là đối tượng tranh luận trong các tông phái phật giáo xưa nay.
    Dẫu sao Tiểu thừa quan niệm tính không dẽ hiểu hơn, họ cho rằng sự vật như cái thùng rổng, phần dùng được là phần rổng chứ không phải bản thân vật liệu làm ra thùng!.Đại thừa phủ nhận luôn sự hiện hữu của cái thùng đó, chủ trương một quan điểm vô ngã tuyệt đối.
    Chung quy lại đạo phật là biển cả mà hiểu biết của ta là hạt cát! Bu và PNH cũng chỉ là dạng xuất hiện, là hai trình hiện của hai thể tính ở quán cà phê chim một năm vài lần cho đến khi biến vào hư vô. huhuhu !!!

    Trả lờiXóa
  14. @bulukhin, vậy thì một năm mình gặp nhau vài lần ở cà phê chim thế là sướng rồi, biến vào hư vô hay xuống mười tám tầng địa ngục cũng được, có hề gì.
    Những lý giải trong triết lý Phật giáo như bác nói thật là biển cả mênh mông. Bác Bu ạ, nhân đây tôi muốn đưa ra thêm một Công án trong tập Vô môn quan của thiền sư Vô Môn Huệ Khai, công án có tựa "Que cứt của Vân Môn": Một ông Tăng hỏi ngài Vân Môn* "Phật là gi?". Sư đáp "Que cứt khô". Nếu hiểu theo nghĩa thông thường của từ ngữ, thì ngài Vân Môn báng bổ quá, vậy phải hiểu sao đây? Câu nói này có vẻ còn "kinh khủng" hơn hành động chẻ tượng Phật để sưởi. Trong thiền, đầy rẫy những chuyện nghịch lý như thế.
    *Vân Môn: (864-949) Pháp danh Văn Yển, đắc pháp với ngài Trần Tôn Giả ở Mục Châu. Sau được ngài Tuyết Phong truyền tâm ấn. Lúc về già đến trụ trì tại núi Vân Môn, mở thiền đường dạy chúng.

    Trả lờiXóa
  15. dzi nhien dau phai la phat vi gio no la 1 dong tro tan roi hahah ( nhung cot truyen nay rat hay vi buc tuong minh nhin thay thi minh ton tho bao la phat nhung thuc chat do la phat hay khong chang ai biet mat thay chua han la that tam thay moi chinh la that )

    Trả lờiXóa
  16. @chieukim, người ta nói "Phật tại tâm", hồi nào tới giờ tôi cứ đinh ninh vậy, một hôm rảnh tìm mãi chẳng thấy tâm ở đâu, hù hù!

    Trả lờiXóa
  17. De Chieu Kim ke 1 cau chuyen co that co nghe tu cau noi cua Ba Noi Chieu Kim. Ba noi Chieu Kim la ba phuoc tu xuat . Hoi do co duoc ba noi dzan di nha tho vai lan sua do Ba noi khong dzan di nua . Co 1 hom Chieu Kim hoi Ba noi nhu vay sao con khong thay Ba noi di le ngay chu nhat . Ba noi C.Kim noi nhu vay cuoi tuan chi co ngay nay la cac con chau tu ve dong vui xum hop Gia Dinh voi Ong Ba . Ba noi o nha lam com va choi voi cac con neu Ba noi di nha tho thi dau co ai o nha lo cho cac con . Ba noi o nha nau an choi voi cac con trong long Ba noi cau nguyen voi Chua . Chua o moi noi neu trong long minh co Chua thi Chua o tai noi do . va moi khi minh noi chuyen gi co Chua thi Chua dang ngu tri truoc mat minh . Chu khong phai di den nha tho moi co chua . Boi noi con noi nhu vay Chua khong bao gio bo roi con cai chua thi tai sao Ba noi bo roi con cai cua Ba noi . Ba noi de cac con o nha khong ai cham khong ai lo com cac con doi Chua dau co chap nhan tai vi Chua khong bao gio de cho con cai cua Chua thieu thon tinh thuong
    C.kim vinh vien nho hoai cuoc noi chuyen nay voi Ba noi do chinh la 1 bai hoc gia tri nhat trong cuoc song Ba noi dzay cho Ckim . Ckim coi day chinh la 1 bai hoc ve lam nguoi . Cho nen Ckim thuong hay noi voi ban than minh song o doi nen lam 1 nguoi binh thuong va hoc dao lam nguoi truoc tien .....chu dung co lo di hoc lam nguoi vi dai va lam chuyen vi dai ( vi neu hoc duoc dao lam nguoi thi se tu dzung tro thanh vi dai thoi ) nhung gio Ckim chua hoc xong duoc het cai dao lam nguoi cho nen cung chi la 1 nguoi binh thuong thoi ( tot nghiep mon nay chua duoc hahahaahh ) Mon nay voi mon truong doi kho tot nghiep wa'''''''''''''''''''''''''''''' hahahahah

    Trả lờiXóa