PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2009

Trương Chi.

Photobucket

Đêm trăng.



Ngày nghỉ mà nhà cửa vắng vẻ, tình cờ nghe lại bản nhạc Khối tình Trương Chi của Phạm Duy, tự nhiên nhớ lại câu chuyện tình Trương Chi - Mỵ Nương, chắc các bạn cũng đã biết câu chuyện cổ tích lãng mạn này, tôi muốn kể lại, dĩ nhiên có "xào nấu" lại chút đỉnh, để mà chơi...

Ngày xưa ở một vùng quê nọ có một chàng trai rất nghèo tên là Trương Chi, chẳng may cha mẹ mất sớm sống một mình ở một cái chòi ven sông. Ngày ngày chàng chèo thuyền lưới cá trên chiếc thuyền đã mục và bộ lưới thủng lỗ chỗ do cha mẹ để lại, cũng may thời xưa ấy dòng sông nơi quê hương Trương Chi chưa bị ô nhiễm như sông Thị Vải bây giờ, cho nên cá tôm bắt được cũng đủ đem vào làng đổi lấy cơm gạo đắp đỗi qua ngày.

Cha mẹ mất sớm, một mình mưu sinh nơi sông nước với nắng mưa gió bão cực khổ, nên diện mạo bên ngoài của Trương Chi thật xấu xí đen đủi, thêm nữa thuở nhỏ đã không được đi học nên ăn nói cộc lốc khó nghe, đối với dân làng Trương Chi chỉ hiện diện trong họ khi ghé đổi tôm cá, xong thì họ quên tuốt, thậm chí nhiều gia đình còn cấm cửa con cái không được giao du với chàng. Tính tình và bộ vó bên ngoài của Trương Chi là vậy, nhưng bù lại trời lại phú cho chàng một giọng hát truyền cảm lạ thường, có lẽ từ thuở nhỏ đã phải vất vả mưu sinh chẳng có đứa trẻ nào là bạn, chàng đành làm bạn với sông nước, chim trời, những đêm trăng khung cảnh làng quê tuyệt đẹp, buông câu trên mặt sông Trương Chi chỉ còn biết hát, tiếng hát lan tỏa trên mặt sông, lúc thì cuồn cuộn như sông mùa lũ, lúc thì nhẹ nhàng trôi chảy, hay thì thầm như gió thoảng trên những rặng cây ven sông...

Khi ấy ở kinh thành có một ông quan nịnh thần, không quan đại thần. Quan chỉ có độc nhất một tiểu thư tên là Mỵ Nương mặt hoa da phấn xinh đẹp tuyệt trần, cho nên Mỵ Nương được cưng chiều rất mực. Từ nhỏ tiểu thư Mỵ Nương đã được gởi học ở trường Quốc tế, đi học bằng xe song mã ngoài giờ học ở trường, về nhà quan đại thần còn cho vời những gia sư giỏi bậc nhất ở kinh thành vào phủ dạy thêm cho Mỵ Nương đủ mọi thứ, nào là thêu thùa, đàn piano, thanh nhạc, hội họa... Nghĩa là cầm, kỳ, thi, họa Mỵ Nương đều rành rẽ... Năm ấy tiểu thư Mỵ Nương tuổi vừa trăng tròn, nhưng vẫn chưa có bạn trai, cũng bởi nhà quan đại thần kín cổng cao tường quá, lính gác trong ngoài làm sao chàng trai nào mon men tới nổi, thêm nỗi dưới mắt quan đại thần thì chỉ có hoàng tử trong triều mới xứng nổi với tiểu thư, còn cỡ làng nhàng như con nhà các quan tứ phẩm ngũ phẩm thì chẳng đáng, mà giống tính cha, tiểu thư Mỵ Nương cũng nghĩ như thế, ta đây chỉ xứng với hoàng tử thôi, chuyện cổ tích đã viết như thế mà...

Năm ấy vừa hết niên học, thấy tiểu thư Mỵ Nương loanh quanh trong phủ mãi cũng buồn nên quan ông bàn với quan bà gởi tiểu thư về trang trại mấy mẫu ở vùng quê đổi gió cho khuây khỏa. Thế là tiểu thư Mỵ Nương cùng với mấy tỳ nữ theo hầu hạ xách khăn gói về quê. Trời xui khiến làm sao trang trại của quan đại thần lại ở ngay gần bờ sông nơi Trương Chi vẫn thường đánh cá, được vài ngày Mỵ Nương chú ý đến một giọng hát thỉnh thoảng theo gió đưa đến, giọng hát mới hay làm sao, thật chưa bao giờ Mỵ Nương được nghe một giọng hát như thế. Vốn là người đàn hay hát giỏi nên Mỵ Nương gọi thị nữ sai quân hầu đi dò hỏi, quân hầu về bẩm lại đó chỉ là giọng hát của một kẻ đánh cá trên sông. Ở trang trại rảnh rỗi lại thêm tính tò mò nên Mỵ Nương quyết định rủ mấy thị nữ ra bờ sông chơi, nhân thể xem mặt mũi gã đánh cá ấy ra sao?

Sáng sớm hôm sau Mỵ Nương cùng đám thị nữ đã ra khỏi trang trại, bên bờ sông Mỵ Nương chỉ thấy thấp thoáng sau làn sương sớm một con thuyền nan và một bóng dáng thanh niên đang chài lưới ẩn hiện, cùng với một giọng hát mạnh mẽ lan tỏa khắp mặt sông... Một hồi lâu khi nắng lên thì con thuyền nan cũng bơi đi đâu mất. Liền mấy ngày như thế, cứ buổi sớm Mỵ Nương lại rủ mấy thị nữ ra bờ sông, lấy cớ đi dạo nhưng thực tình là để nghe tiếng hát của chàng đánh cá. Về phần Trương Chi, chàng cũng nhận ra thấp thoáng xa xa bên sông là những bóng dáng áo xanh áo hồng phất phới, một điều xưa nay chưa từng thấy ở cái vùng quê nghèo này, hôm ấy khi Mỵ Nương và đám thị nữ đã về chàng ghé thuyền vào bờ nơi Mỵ Nương và thị nữ đã ở ban nãy, người đã đi nhưng còn để lại một mùi hương thoang thoảng của môt loại nước hoa đắt tiền... Trương Chi ngơ ngẩn hồi lâu, dẫu sao chàng cũng chỉ là một chàng trai vừa đến tuổi trưởng thành, đang căng đầy sức sống...

Mấy ngày liền trời âm u mưa gió, dự báo thời tiết báo bão đang đến gần, mặt sông lúc nào cũng đục ngầu cuồn cuộn nước lũ đổ về từ thượng nguồn, người ta nói do rừng đầu nguồn cây cối bị chặt phá hết nên giờ lũ nó mới như thế chứ trước đâu đến nỗi, trời này thì không thể chèo thuyền lưới cá được, nên vắng bặt tiếng hát mê hồn của Trương Chi. Mỵ Nương chẳng ra được bờ sông đành ở trong nhà đứng ngồi không yên, ủ dột chẳng còn thiết đến ăn uống. Thị nữ vội đánh điện cấp báo cho quan đại thần, "nhà giàu đứt tay...", nhận được điện báo quan đại thần vội thu xếp vào bẩm vua xin nghỉ phép ít ngày, vời thêm một vị danh y ở kinh thành tức tốc đáp Việt Nam e lai về trang trại. Đến nơi vị danh y khám bệnh xem mạch cho Mỵ Nương, thấy mạch vẫn bình thường, bèn vời thị nữ đến hỏi, thị nữ tình thật kể lại sự tình, danh y thở phào, thì ra chỉ là tâm bệnh. Danh y báo với quan đại thần, quan cho vời lính đến hỏi về chàng thanh niên đánh cá, lính đáp, Ô! đó chỉ là một gã nhà quê dở hơi xấu xí đánh cá, nhà cửa cha mẹ chẳng có, gã ta hiện sống ở nơi túp lều rách nát ven sông. Vị danh y nghe nói gật gù, nói nhỏ vào tai quan đại thần, quan đại thần mỉm cười ra chiều đắc ý...

Mấy ngày dông bão Trương Chi cũng đứng ngồi không yên, chẳng phải là nhà đã sắp hết gạo mà không đi đánh cá được, bởi chàng cũng thấy nhớ da diết cái bóng dáng áo hồng thấp thoáng bên sông, cùng mùi hương thoang thoảng, chợt thấy lính đến túp lều của mình truyền có lệnh quan gọi. Không hiểu chuyện gì, nhưng nghĩ mình xưa nay chẳng hề phạm tội nên chàng cũng yên lòng đôi chút, vội theo lính đến hầu quan. Xưa nay đây là lần đầu tiên Trương Chi đến một nơi giàu có sang trọng như thế nên luống cuống ra mặt, chàng cứ ấp a ấp úng, bộ dạng thì lóng nga lóng ngóng, vị danh y hỏi thì trả lời chẳng đâu ra đâu, đầu Ngô mình Sở, cộng thêm cái bề ngoài đen đủi xấu xí đến nỗi Mỵ Nương đứng sau tấm rèm cửa gần đó phải bật cười khanh khách... Nghe thấy tiếng cười Trương Chi vội liếc nhìn, chàng chỉ kịp trông thấy một khuôn mặt xinh đẹp thoáng sau bức rèm, và một mùi hương thoang thoảng...

Ngày hôm sau thì quan đại thần cùng vị danh y đáp máy bay về kinh thành, có cả Mỵ Nương theo cùng...

Về phần Trương Chi, từ hôm được vời vào trang trại của quan, thoáng nhìn thấy sắc đẹp tuyệt trần của Mỵ Nương, chàng đã bị Mỵ Nương hớp mất hồn, trời quang mây tạnh chàng chèo thuyền đánh cá trở lại, nhưng không còn thấy được bóng hồng thấp thoáng bên sông của Mỵ Nương, cùng mùi hương quen thuộc...

Mấy hôm liền dân làng không còn thấy Trương Chi ghé làng đổi cá, có người phát giác ra chiếc thuyền của chàng trôi lững lờ trên sông mà chẳng thấy bóng dáng chàng đâu, hôm đó đám trẻ nhỏ ra sông đùa nghịch thấy một xác người tắp vào bờ sông, tụi nhỏ hoảng sợ chạy về báo, đám người lớn ra xem mới hay đó chính là Trương Chi, nghĩ cũng tình làng mọi người xúm vào chôn cất chàng ở miếng đất hoang cuối làng. Lạ một điều ít lâu sau, nơi chôn Trương Chi đêm đêm ánh lên một màu xanh ngọc bích, chiếu sáng cả một vùng. Có người bàn thử đào mộ của Trương Chi lên xem sao? Đào lên chẳng còn thấy thân xác, chỉ thấy trái tim đã biến thành ngọc bích ánh lên một màu xanh rất đẹp. Dân làng rất lấy làm lạ. Ít lâu sau có người chuyên buôn ngọc nghe được chuyện tìm đến mua viên ngọc bích ấy mang về kinh thành.

Trời xui đất khiến, ở kinh thành một hôm Mỵ Nương nghe đồn có người thương lái có viên ngọc bích hình trái tim rất đẹp, để trong phòng ban đêm viên ngọc tỏa ánh sáng dìu dịu khỏi cần thắp đèn, Mỵ Nương cho vời đến, nhìn thấy viên ngọc Mỵ Nương thích quá nói với cha, quan đại thần bỏ ngay ra một số tiền lớn mua cho. Viên ngọc bích được Mỵ Nương đặt trong phòng nơi đầu giường ngủ, đêm đêm tỏa ra một vầng sáng xanh huyền hoặc. Một tối, trước khi đi ngủ Mỵ Nương đến bên cây đàn ở góc phòng dạo ít tiếng, tình cờ Mỵ Nương đánh lại bài hát mà Trương Chi hay hát khi xưa khi đi đánh cá, chợt Mỵ Nương nghe văng vẳng đâu đây tiếng hát của gã ngư phủ khi xưa, lần theo thì tiếng hát phát ra từ khối ngọc bích hình trái tim, và lạ thay trong khối ngọc đó Mỵ Nương thấy rõ chiếc thuyền nan cùng hình bóng mờ tỏ của gã đánh cá thấp thóang trong làn sương mù của dòng sông, như lần đầu tiên Mỵ Nương đã gặp. Bài hát chấm dứt cũng là lúc hình ảnh chiếc thuyền con và gã đánh cá mờ dần. Một làn gió lạnh lùa vào phòng khiến Mỵ Nương rùng mình...

Ngày hôm sau quan đại thần rất ngạc nhiên khi thấy Mỵ Nương nói gọi người bán viên ngọc bích...

Chuyện đến đây là hết, hì hì!

17 nhận xét:

  1. Hì, hồi nhỏ em nghe đoạn cuối khác một chút. Là viên ngọc được làm thành chén ngọc, nàng Mỵ Nương hay dùng uống trà, mà lần nào cũng thấy có bóng Trương Chi dưới đáy chén, nàng ân hận rồi vì sự vô tình của mình làm chết người "đàn hay, lương thiện mà xấu trai" hiiii, nên nàng khóc, một giọt nước mắt rớt vô chén trà, từ đó Trương Chi biến mất không trở lại chén trà nữa.

    Nghe thi vi hơn á, em có cảm giác đó, còn gọi người đến bán ngọc nghe vui hơn heee. Nhưng mà em lại nghi ngờ thời đó đã có loại ly chén gì đó có hình cô gái mà chế rượu vô cái y phục cổ biến mất á.

    Lại tám thêm chút nữa cái vụ nàng Mỵ Nương rùng mình đó, nến mà kéo dài dân gian gọi là bệnh mắc đàng dưới đó à.

    Trả lờiXóa
  2. Trời, qua "tám"chuyện cổ tích, chắc rung động em nào rồi chăng? :-))

    Trả lờiXóa
  3. @May N, thì chuyện cổ tích là như thế mới thơ mộng chớ, thời nay có thực tế hơn, để cái chén ngọc tan thành nước thấy... uổng tiền quá, hì.

    Trả lờiXóa
  4. @danghongky, á, nhà bác định "nhát ma" hay sao đấy!

    Trả lờiXóa
  5. @danghongky, cái hình này là "đối thủ" Avatar cũ của bạn anhkim đây, hiiii!

    Trả lờiXóa
  6. Chuyen xua va chuyen nay hehhehehehe co chang Hiep di lac giua pho dong nguoi qua hehehhehehe....

    Trả lờiXóa
  7. @phuongvu, phuong vu nhìn thấy cái nón lá phía sau không? (người đội nón lá là một cô gái mặc áo dài), ông đèn đỏ định chụp nón lá và áo dài đó chớ, mà tay nghề "siêu" quá cho nên chỉ thấy "tiền cảnh", heheheheeee!

    Trả lờiXóa
  8. Hai người quay lưng lại với nhau, liên minh lỏng lẻo, không bàn thêm được gì nữa.

    Trả lờiXóa
  9. @nguyenthuthuy, @bulukhin, cái này thì đúng là Trương Chi - Mỵ Nương rồi, heheheheeeeee!

    Trả lờiXóa
  10. "Liếc đưa nhau đi rồi / con mắt còn có đuôi".
    Nhìn tấm ảnh này, chợt liên tưởng đến câu thơ của Phan Khôi!

    Trả lờiXóa
  11. @anhkim01, heheheheee, lần sau sẽ đưa thêm hình "đối thủ chú tiểu" lên cho bạn anhkim ngó nhé.

    Trả lờiXóa
  12. 1- Chớp được đôi mắt cô gái lái xe đang quan sát người đằng sau chứng tỏ bạn có năng khiếu làm ảnh thời sự.
    2- Nếu bạn không thuyết minh: Đây là tấm hình nghệ thuật...thì người xem (chí ít là Bu) cũng nhận ra đây là tấm ảnh đạt nhất trong entrry này. Hai chữ NIKON là trích ngang đầy đủ nghề nghiệp của đối tượng cần mô tả. Cái cười nửa miệng và nhìn đời một mắt qua kính cận là tóm tắt chân xác bản tính chàng nghệ sỹ: Kín đáo, dí dỏm, thâm trầm, có chút xíu bất cần đời. Hình người phụ nữ quay lưng lại tự nhiên thấy chàng cô đơn. Mà phải thôi, cô đơn là thuộc tính con người, với nghệ sỹ càng cô đơn hơn. Màu trắng chiếc nón làm nổi rõ một thân hình mảnh mai, làm liên tưởng đến hai câu: xương mai một nắm hao gầy, tóc mây một món đã đầy tuyết sương. Lại nữa, cái màu trắng ở đằng sau, thuộc thời quá khứ, vâng, con người kia trong cái thời ấy không là vĩ nhân, chỉ là một con người bình thường có một chuỗi đời, nguyên vẹn, trong sáng...

    Trả lờiXóa
  13. Người canh me chụp được bức ảnh thật đắt, người bình bức ảnh tán đến mức...thôi rồi, còn nhân vật chính thì cười trừ vì đúng quá không cãi vào đâu được! Thấy ba ông anh tài hoa quá em cũng vào bình loạn theo đây! :D

    @Bác đèn đỏ: Nhỡ nhân vật chính vẫn còn vấn vương cô nón trắng nào đó mà bác đưa bức ảnh này lên thì "yêu nhau kiểu ấy bằng mười hại nhau" đấy! :))))))

    Trả lờiXóa
  14. hahaah doc het cau chuyen nay moi biet duoc anh Hiep co them 1 biet tai rat dac biet do la tai bia chuyen hahahahaha j/k

    Trả lờiXóa
  15. @chieukim, tài nói năng tầm sàm bá láp, hahaha!

    Trả lờiXóa